• Lịch làm việc
    Thứ 2 -> Thứ 7 từ 8:00 -> 20:00, Chủ Nhật từ 8:00 -> 17h
  • Hotline
    Giải đáp thắc mắc dịch vụ: (028) 6675 3538 - Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 600 2312
    nhakhoatamviet366@gmail.com
  • Địa chỉ
    366 Quang Trung, Phường 10
    Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh
BỆNH HÔI MIỆNG VÀ NHỮNG DẤU HIỆU GÂY NÊN TÌNH TRẠNG HÔI MIỆNG
Chủ nhật | 21/10/2018 - Lượt xem: 1387

Bệnh lí hôi miệng ngày càng phổ biến ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lí người bệnh. Cùng nha khoa Tâm Việt uy tín tại quận Gò Vấp TPHCM tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị hôi miệng

 
BỆNH HÔI MIỆNG LÀ GÌ??? NGUYÊN NHÂN NÀO DẪN ĐẾN BỆNH HÔI MIỆNG??? CÁCH ĐIỀU TRỊ HÔI MIỆNG.
 
BỆNH HÔI MIỆNG LÀ GÌ?


Hôi miệng là một trong những tình trạng bệnh lý hiện nay. Đây là bệnh lý liên quan đến sự hình thành của các loại vi khuẩn bên trong khoang miệng.

Bệnh hôi miệng là tình trạng sức khỏe phổ biến, gần như bạn có thể bắt gặp ít nhất 1 hay 2 người mắc chứng hôi miệng, thậm chí chính mình cũng có bệnh mà không biết. Việc nhai kẹo cao su bạc hà hay xịt thơm miệng cũng chỉ là biện pháp tạm thời và không thể giúp bạn giải quyết vấn đề triệt để.

Thông thường, bên trong miệng chúng ta tồn tại rất nhiều loại vi khuẩn, mùi khác nhau. Nó hình thành sự phân hủy protein thành các axit amin. Nếu như không vệ sinh kỹ răng miệng khiến hình thành các mảng bám, cao răng sẽ hình thành nên tình trạng hôi miệng.

Hay nói một cách dễ hiểu hơn bệnh hôi miệng xuất phát từ vệ sinh răng miệng kém. Khiến miệng lúc nào cũng có mùi hôi khó chịu. Chứng hôi miệng có thể xảy ra ở bất cứ ai, bất cứ độ tuổi giới tính nào.

Bệnh lí hôi miệng được phát hiện vào những năm 1550 trước Công nguyên và bệnh càng ngày càng phổ biến cho tới bây giờ, là bệnh lí gặp ở mọi lứa tuổi không phân biệt tuổi tác, giới tính. Tuy đây là bệnh không nguy hiểm đến sức khỏe con người nhưng có sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lí người bệnh, theo thống kê cho thấy những người mắc bệnh hôi miệng kinh niên đều rơi vào tình trạng trầm cảm, tự ti với bản thân, cuộc sống vất vã bởi mùi hôi từ miệng ảnh hưởng nhiều đến các cuộc đối thoại, giao tiếp trong công việc.

Hiện nay, hôi miệng ảnh hưởng đến 1/3 dân số và gây ảnh hưởng rất lớn đến  sinh họat cá nhân, công việc, tham gia các hoạt động xã hội, đặc biệt trong cản trở trong việc tình cảm.




 


 
NGUYÊN NHÂN GÂY HÔI MIỆNG


Phải nói rằng hiện nay chứng hôi miệng rất cao và rất dễ nhận biết. Với những người bị bệnh nhẹ sẽ không có dấu hiệu hay biểu hiện gì. Bệnh hôi miệng xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân gây nên, nhưng 90% hôi miệng xuất phát từ miệng, những hợp chất gây hôi miệng là kết quả khi vi khuẩn phân hủy các protein, máu, dịch lợi, peptide, mucin trong nước bọt và những thực phẩm còn bám lại trên bề mặt răng miệng tạo nên các hợp chất lưu huỳnh bay hơi, khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu. Những nguyên nhân gây hôi miệng là.

 
NGUYÊN NHÂN XUẤT PHÁT TỪ MIỆNG
 
BỊ KHÔ MIỆNG


Những người bị hôi miệng thường có biểu hiện khô miệng, nó được xem là dấu hiệu nhận biết sớm của bệnh. Các tuyến nước bọt cần hoạt động thường xuyên để hạn chế sự xuất hiện mùi hôi của miệng. Nếu như miệng của bạn luôn bị khô thì khả năng mắc bệnh khá cao.

Khi lượng nước bọt trong miệng bị giảm 50% mức độ so với bình thường sẽ gây ra hoạt động kháng khuẩn của nước bọt, các vi khuẩn trong miệng bắt đầu phát triển sẽ gay ra hôi miệng. Do tuyến nước bọt hoạt động kém, cơ thể bị mất nước, thiếu sinh tố, mắc các bệnh tiểu đường, dùng thuốc tây... Là nguyên nhân khiến miệng bạn bị khô và gây ra các triệu chứng khó nuốt, thường giảm vị giác, viêm niêm mạc... Chưa hết hiện  tượng khô miệng còn là biểu hiện của một số bệnh mà bạn chưa được biết.

 

HƠI THỞ CÓ MÙI


Chúng ta thường không ngửi được mùi của miệng mình nên không nghĩ rằng mình bị bệnh. Nhưng nếu bị bệnh sẽ có mùi khi chúng ta nói chuyện, thở ra. Hãy thử kiểm tra bằng cách lấy tay bụm miệng rồi thở ra và ngửi. Nếu bị bệnh bạn sẽ ngửi thấy mùi hôi khó chịu.



 


 
DO NHIỄM TRÙNG, SÂU RĂNG


Nhiễm trùng và sâu răng là điều kiện thuận lợi giúp các vi khuẩn trú ẩn, sinh sôi phát triển mạnh, các thức ăn thừa còn đọng lại trên các lỗ hổng của răng bị phân hủy khiến hơi thở bạn có mùi hôi khó chịu. Hoặc do bệnh quan implant, tủy hoại tử, Không làm sạch cao răng, mắc bệnh viêm lợi, ung thư miệng, tổn thương miệng,.. Là những nguyên nhân khiến miệng bốc mùi hôi.

 
DO MẢNG BÁM CAO RĂNG


Chúng ta có thể nhận biết bệnh hôi miệng qua các mảng bám trên răng. Thường răng bị mảng bám, vôi răng nhiều cũng sẽ khiến miệng có mùi hôi do vi khuẩn trú ngụ nhiều.

 
DO CÁC MẢNG BÁM LƯỠI


Mảng bám lưỡi bao gồm các tế bảo biểu mô trong miệng, thức ăn thừa, xác tế bào bạch cầu và cả vi khuẩn, vùng lưỡi có các vết nứt tạo ra môi trường ít oxy, làm ngăn cản hoạt động của tuyến nước bọt và đây chính là điều kiện giúp cho vi khuẩn kị khí phát sinh. Mảng bám lưỡi được xem là nguyên nhân chính từ miệng gây nên bệnh hôi miệng, đây là  nguồn gốc sản sinh ra các hợp chất lưu huỳnh bay hơi ở cả người khỏe mạnh và người bị bệnh quanh răng.






 
NGUYÊN NHÂN XUẤT PHÁT NGOÀI MIỆNG
 
DO ĐƯỜNG HÔ HẤP 


Theo nghiên cứu cho thấy, những người có tiền sử bệnh viêm xoang, viêm amidan, viêm họng là nguyên nhân gây ra bệnh lý hôi miệng. Mà đặc biệt là bệnh amidan, một số người có sỏi amidan tonsilloliths lúc đó cũng phát ra mùi hôi rất khó chịu. Sỏi amidan chứa các vi khuẩn kị khí Eubacterium,  Fusobacterium, Porphyromonas và Prevotella sản sinh ra khí sunfua dễ bay hơi- chính xác thì mùi hôi thối khi nói chuyện bay ra.

 
DO ĐƯỜNG TIÊU HÓA 


Nguyên nhân xuất phát từ đường tiêu hóa cũng là nguyên nhân khiến nhiều người bị phải bệnh hôi miệng, bởi các ảnh hưởng từ các bệnh trào ngược da dày thực quản, hẹp khoang miệng, khi ợ sẽ có mùi hôi từ dạ dày lên thực quản và bốc mùi hôi ra từ miệng. Ngoài ra, một số bệnh khiến hôi miệng như: Viêm dạ dày, dạ dày, ợ hơi, ợ chua, trào ngược dạ dày, đầy hơi chướng bụng, táo bón...

 
ĂN UỐNG KHÔNG LÀNH MẠNH


Khi nói chuyện mùi hôi bay ra từ các mùi thực phẩm bạn vừa dùng và chỉ những thực phẩm có mùi nồng mới để lại mùi hôi này như tỏi, hành lá, hành củ,.. hoặc với những người thường xuyên sử dụng thuốc lá, rượu bia thì có mùi hôi càng nặng và dễ nhận biết hơn. Ngoài những nguyên nhân trên, hôi miệng còn do nhiều nguyên nhân khác như mắc các bệnh ung thu phải điều trị thuốc, do ảnh hưởng của tâm lí, do mắc các bệnh gan, thận, tiểu đường,...





 
HÚT THUỐC LÁ


Những người hút thuốc lá dễ bị hôi miệng và chúng sẽ mất nếu chúng ta ngừng hút thuốc.

 
DO TÂM LÝ 


Nguyên nhân này có thể hiếm nhưng cũng có thể xảy ra. Nó thường gặp ở người trầm cảm, thần kinh phân liệt,...

 
NGUYÊN NHÂN TỪ KHOANG MIỆNG


VÔI RĂNG: Sau khi chúng ta ăn nếu không vệ sinh răng miệng sạch sẽ sẽ dễ hình thành các mảng bám, cao răng. Đây mới là nơi vi khuẩn tích tụ và dẫn đến hôi miệng.

CÁC BỆNH LÝ NHƯ: Người bị viêm nha chu, chảy máu chân răng, sâu răng,... cũng làm tăng nguy cơ hôi miệng.

Chế độ chăm sóc răng miệng không đúng cách cũng là nguyên nhân khiến chúng ta bị hôi miệng.



 
 
 
TẠI SAO BỊ BỆNH DẠ DÀY LẠI GÂY RA HÔI MIỆNG


Thông thường, mọi người đều nghĩ, dạ dày ở bên trong cơ thể, những  bệnh dạ dày chỉ gây đau và khó chịu cho cơ thể và không liên quan gì đến bệnh hôi miệng được. Nhưng thực tế thì hoàn toàn không phải vậy, bệnh dạ dày gây hôi miệng nặng nề hơn cá loại hôi miệng thông thường.

 
Tại sao lại như vậy hãy cùng Nha Khoa Tâm Việt tìm hiểu về vấn đề này nhé!!!
 
BIỂU HIỆN HÔI MIỆNG DO BỆNH DẠ DÀY


Hôi miệng do người bệnh dạ dày thường đặc trưng bởi mùi hôi chua và đắng. Đặc biệt là bệnh trào ngược dạ dày thì triệu chứng này càng rõ. Người bệnh sẽ có cảm giác miệng lúc nào cũng chua kèm theo cảm giác ợ chua trong miệng, nhất là khi đói hoặc vừa ăn no xong. Cảm giác chua này không hề giống với cảm giác khi ăn đồ chua, mà sự chua miệng này rất gắt và khó chịu, lan ra khắp khoang miệng. Người bệnh sẽ cảm giác khé ở họng và đôi khi bốc lên đến tận mũi gây trào nước mắt, ngoài ra người bệnh còn thấy khô trong miệng và thường muốn uống nước.

Ngoài cảm giác mùi chua miệng, còn là mùi vị đắng hơi tanh. Cảm giác đắng rất rõ sau khi vừa thức dậy, hoặc khi đắng răng buổi sáng. Người bệnh sẽ thường cảm thấy lợm giọng, ăn cái gì cũng không thấy ngon mà miệng lúc nào cũng ngăm ngăm đắng. Tần suất đắng này có chu kì thường xuyên, hàng ngày, không giống với cảm giác đắng miệng khi mới ốm dậy nên người bệnh sẽ cảm nhận rất rõ




 



 
CƠ CHẾ HÔI MIỆNG DO BỆNH DẠ DÀY


Ngoài cảm giác mùi chua miệng, còn là mùi vị đắng hơi tanh. Cảm giác đắng rất rõ sau khi vừa thức dậy, hoặc khi đắng răng buổi sáng. Người bệnh sẽ thường cảm thấy lợm giọng, ăn cái gì cũng không thấy ngon mà miệng lúc nào cũng ngăm ngăm đắng. Tần suất đắng này có chu kì thường xuyên, hàng ngày, không giống với cảm giác đắng miệng khi mới ốm dậy nên người bệnh sẽ cảm nhận rất rõ.

Đắng miệng và hơi tanh mà bệnh nhân cảm nhận được trong khoang miệng khi thở ra, chính là do dịch mật. Dịch mật được tiết ra để tiêu hóa thức ăn, đặc biệt là chất béo. Mỗi ngày dịch mật tiết ra khoảng 600ml vào tá tràng để tiêu hóa thức ăn từ dạ dày đổ xuống để tạo thành các chất khác nhau và điện giải. Tuy nhiên dịch mật đặc trưng bởi vị đắng, trong quá trình tiêu hóa, nếu van môn vị nối giữa dạ dày và tá tràng bị hở thì dịch mật thay vì đổ xuống tá tràng sẽ đổ lên dạ dày, quá trình trào ngược sẽ đi cùng dịch vị lên khoang miệng, gây ra mùi vị đắng và tanh.




 



 
CÁCH ĐIỀU TRỊ HÔI MIỆNG LÀ GÌ??



Hôi miệng mặc dù là bệnh lý không gây nguy hiểm cho tính mạng, thế nhưng nó lại gây ra không ít phiền toái cho cuộc sống. Hôi miệng khiến người bệnh mang tâm lý mặc cảm, tự ti trong giao tiếp. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, điều trị bệnh là điều hết sức quan trọng là cần thiết.

Để chữa hôi miệng chúng ta có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau. Từ các phương pháp dân gian cho đến các y học hiện đại hoặc áp dụng đông y. Nhưng điều quan trọng vẫn tùy thuộc vào tình trạng, nguyên nhân của bệnh để áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. 




 




Mọi người nên áp dụng một số cách điều trị bệnh hôi miệng như sau:

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn để loại bỏ thức ăn thừa, mảng bám còn sót lại.

Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch răng miệng một cách tốt hơn

Thăm khám nha khoa thường xuyên và định kỳ 6 tháng / lần. Nên thực hiện lấy vôi răng định kỳ để loại bỏ mảng bám, vi khuẩn.

Thường xuyên uống nước để tránh miệng bị khô rất dễ gây ra chứng hôi miệng.

Bổ sung nhiều thực phẩm có lợi cho sức khỏe răng miệng, ăn nhiều trái cây, rau xanh.

Hạn chế các chất kích thích như rượu, bia thuốc lá.


Ăn nhiều loại thực phẩm tạo mùi thơm như sữa chua, táo, mùi tây, húng quế, cải bó xôi cũng có tác dụng giữ sạch răng miệng, giảm bớt mùi hôi ở miệng. Bạch đậu khấu có khả năng kháng khuẩn, làm sạch hơi thở. Hoàng bá là vị thuốc giúp ta khắc phục tạm thời được chứng hôi miệng, trị sâu răng, viêm nha chu, viêm họng và viêm ruột.

Sau khi đã đánh răng song thì bạn có thể súc miệng nước muối, hoặc nước thảo dược có thành phần tinh dầu thơm như chanh, bạc hà… Các loại nước này đều có tác dụng diệt khuẩn rất tốt mà lại an toàn.

Nếu bị hôi miệng nên nhanh chóng đến các cơ sở chuyên khoa để thăm khám và kiểm tra. Chúng ta cần biết rõ nguyên nhân gây bệnh là gì để có cách điều trị phù hợp và kịp thời.




 


 

BẢNG GIÁ DỊCH VỤ NHA KHOA UY TÍN GÒ VẤP :http://www.nhakhoatamviet.com

Đăng ký khám tại Phòng khám nha khoa Tâm Việt tại http://www.nhakhoatamviet.com

Địa chỉ: 366 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh

Email: nhakhoatamviet366@gmail.com

Điện thoại: 028.66 753 538 – 0941 818 149

Facebook.com/nhakhoatamviet.366

BÌNH LUẬN & CHIA SẺ
Đọc thêm
  •  

    TRỒNG RĂNG THÁO LẮP VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TRỒNG RĂNG THÁO LẮP HIỆN NAY

    Nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp phục hình nhanh chóng và hiệu quả, đặc biệt là khi bạn mất nhiều răng hoặc toàn bộ hàm, trồng răng tháo lắp là lựa chọn hàng đầu. Nha Khoa Tâm Việt là một trong những địa chỉ tin cậy có thể giúp bạn thực hiện điều này. Với việc áp dụng công nghệ tiên tiến, chúng tôi cam kết mang lại kết quả thẩm mỹ và cải thiện chức năng ăn nhai của răng.
  •  

    PHƯƠNG PHÁP KHẮC RĂNG NHIỄM TETRACYLINE HIỆU QUẢ

    Răng nhiễm Tetracyline là tình trạng răng bị ố màu, men răng xỉn vàng, do tác dụngc ủa thuốc kháng sinh Tetracyline. Tình trạng răng nhiễm kháng sinh không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây mất tự tin khi giao tiếp.

  •  

    NHỔ RĂNG KHÔN VÀ NHỮNG BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CẦN CHÚ Ý

    Mọc răng khôn phải làm sao hết đau?? Tại sao lại có hiện tượng mọc răng khôn ở người lớn?? Địa điểm nhổ răng khôn an toàn, chất lượng, uy tín tại Nha Khoa Tâm Việt quận Gò Vấp Tp. HCM 
  •  

    NIỀNG RĂNG KHÔNG MẮC CÀI - THẨM MỸ TOÀN DIỆN

    Niềng răng không mắc cài có hiệu quả không?? Niềng răng không mắc cài áp dụng cho những ai?? Địa điểm niềng răng không mắc cài an toàn, uy tín, chất lượng tại Nha Khoa Tâm Việt quận Gò Vấp TP. HCM
Chat với NhaKhoaTamViet