• Lịch làm việc
    Thứ 2 -> Thứ 7 từ 8:00 -> 20:00, Chủ Nhật từ 8:00 -> 17h
  • Hotline
    Giải đáp thắc mắc dịch vụ: (028) 6675 3538 - Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 600 2312
    nhakhoatamviet366@gmail.com
  • Địa chỉ
    366 Quang Trung, Phường 10
    Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh
BỆNH VIÊM CHÂN RĂNG VÀ BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA NÓ.
Thứ 6 | 16/12/2022 - Lượt xem: 433

1. Viêm chân răng là bệnh lý gì?

-Viêm chân răng ( hay còn còn được biết đến với tên gọi viêm nha chu) sự tổn thương các tổ chức xung quanh răng và chân răng. Các tổn thương này có triệu chứng điển hình là sưng, viêm nhiễm, tấy đỏ khiến cho người bệnh bị đau ở vùng viêm. Đặc biệt, bệnh thường có chiều hướng diễn biến âm thầm, với vi khuẩn lây lan sng vùng lân cận, phá huỷ các cấu trúc hỗ trợ răng ở xương hàm.

-Ở từng giai đoạn, viêm chân răng sẽ xuất hiện những triệu chứng khác nhau, không chỉ gây ảnh hưởng tới ăn uống, sinh hoạt hay giao tiếp thường ngày của bệnh nhân mà còn đe doạ đến sức khoẻ răng miệng. Một số triệu chứng thường gặp của viêm chân răng có thể bao gồm:

+Chân răng bị sưng đỏ, đau nhức.

+Vùng chân răng chảy máu, đặc biệt là khi ăn đồ ăn cứng hoặc đánh răng qúa mạnh.

+Nướu trở nên mềm hơn so với bình thường và không bám chắc vào chân răng.

+Hơi thở và khoang miệng có mùi hôi khó chịu.

+Ở tình trạng nặng hơn thì viêm chân răng vó thể hình thành các túi mủ, thậm chí là biến chứng làm răng lung lay, gãy hàng loạt hay nguy cơ mất răng,…

-Nhìn chung, tốt hơn hết ngời bệnh khi gặp phải tình trạng này nên thăm khám hoặc tìm ra giải pháp điều trị sớm, hạn chế nguy cơ tiến triển nặng dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác.
 


Tác nhân dẫn đến viêm chân răng là gì?

2. Nguyên nhân bị viêm chân răng

2.1. Vi khuẩn tồn tại ở mảng bám răng

-Có thể nói, thủ phạm hàng đầu dẫn đến viêm chân răng là vi khuẩn trong mảng bám răng. Đặc biệt, khi bạn vệ sing răng miệng không sạch sẽ, mảng bám vôi răng sẽ hình thành cà mang theo vi khuẩn gây hại cho khoang miệng. Theo thời gian vì vôi răng cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng nướu, làm cho nướu sưng đỏ, chảy máu rồi dần biến chứng thành viêm chân răng.

2.2. Răng mọc lệch lạc, chen chúc

-Răng mọc lệch lạc hoặc mọc chen chúc sẽ tăng khả năng hình thành các mảng bám cũng như cao răng. Khi cao răng ngày càng nhiều, nguy cơ  bị bệnh nha chu cũng sẽ tăng cao. Hút thuốc lá là một trong những nguy cơ điển hình làm tăng khả năng mắc bệnh nha chu hoặc khiến cho bệnh nhân ngày càng trở nên trầm trọng hơn.

2.3. Do vệ sinh răng miệng thiếu khoa học

-Việc vệ sinh răng miệng nếu như không được thực hiện đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng viêm chân răng. Bởi nếu như việc vệ sinh cơ bản không làm sạch được các mảng bám thức ăn trên răng sẽ làm cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển và gây nên viêm nhiễm quanh chân răng.

2.4. Do tuổi tác

-Theo chuyên gia nha khoa, khi tuổi tác tăng dần tốc độ lão hoá của các bộ phận trong cơ thể cũng sẽ diễn biến nhanh chóng. Ngoài ra, các tổ chức quanh răng cũng dần bị lỏng, không thể bám sát được thân răng, tạo điều kiện thuận lợi cho mảng bám tích tụ và vi khuẩn tấn công vào nướu dẫn đến viêm nhiễm quanh chân răng.

2.5. Một số bệnh lý răng miệng khác

-Một số bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tuỷ, chảy máu chân răng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm chân răng. Lúc này, vi khuẩn ở trong khoang miệng đang hoạt động mạnh mẽ có thể tấn công phá huỷ ổ viêm ở nơi chân răng, đồng thời phá huỷ chân răng khiến cho chân răng tách khỏi nướu răng và gây mất răng.

2.6. Do tác dụng phụ của một số loại thuốc chữa tim mạch, huyết áp, tiểu đường.

-Một số loại thuốc liên quan đến tim mạch, huyết áp hay tiểu đường đều có thể đem lại một số tác dụng phụ không mong muốn, tuy nhiên sẽ không quá gây hại cho sức khoẻ. Trừ trường hợp bạn sử dụng quá nhiều có thể gây ra tác dụng phụ như khô miệng, chảy máu bất thường, đau nướu răng và gián tiếp dẫn đến tình trạng viêm chân răng.

-Ngoài ra, viêm chân răng cũng có thể là kết quả của suy dinh dưỡng, thiếu hụt vitamin C, thay đổi nội tiết tố hay các bệnh lý vê máu dẫn đến viêm chân răng.
 


Viêm chân răng có nguy hiểm không?

3. Điều trị viêm chân răng như thế nào?

-Mỗi giai đoạn viêm chân răng sẽ có phương pháp điều trị khác nhai, phươg pháp điều trị như sau:

+Ở giai đoạn đầu, bệnh lý vẫn còn ở mức độ nhẹ nên chỉ cần thực hiên các kỹ thuật làm sạch, loại bỏ vi khuẩn có hại trong khonag miệng và tiến hành điều trị nha chu. Bác sĩ sẽ thực hiện các bước lất vôi răng, vệ sinh răng miệng bằng các thiết bị chuyên dụng. Đây là một trong những bước cơ bản để điều trị viêm chân răng, có thể thực hiện được ở các giai đoạn dù là nhẹ hay nặng.

+Sang giai đoạn giữa, viêm chân răng nếu như đã hình thành túi mủ, tiến triển sang giai đoạn áp xe răng thì sẽ bắt buộc phải tiến hành phẫu thuật để loại bỏ ổ mủ. Nếu như tình trạng này không được phẫu thuật sớm thì có thể tác động đến xương ổ răng khiến nguy cơ viêm nhiễm lan rộng hơn.

+Nếu như viêm chân răng đã tiến triển quá nặng, ổ viêm đã phá huỷ gần như toàn bộ chân răng và khó có thể bảo tồn được nữa thì lúc này bắt buộc phải nhổ bỏ toàn bổ răng. Đồng thời, bác sĩ sẽ tiến hành chỉ định các phương pháp trồng lại răng để tránh tình trạng tiêu xương hàm.
 


Làm gì khi bị viêm chân răng?

4. Biến chứng viêm chân răng

-Không chỉ đơn thuần là bệnh về răng miệng, viêm chân răng nếu không được xử lý đúng cách sẽ tác động xấu đến các bệnh lý sau:

+Xơ vữa động mạch và bệnh tim: Bệnh viêm chân răng có khả năng làm tăng nguy cơ tắc ngẽn động mạch và khiến cho tình trạng bệnh tim trở nên xấu đi.

+Đột quỵ: Viêm chân răng có thể làm tăng nguy cơ của loại đột quỵ gây ra bởi các động mạch bị tắc nghẽn.

+Sinh non: Một sản phụ mắc bệnh viêm chân răng dễ chuyển dạ trước ngày dự sinh,. Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh còn có cân nặng khi sinh thấp nếu người mẹ bị viêm chân răng.

+Bệnh tiểu đường: Bệnh nhân tiểu đường mắc bệnh viêm chân răng khó khăn hơn trơng việc kiểm soát lượng đường trong máu so với bệnh nhân tiểu đường có nướu khoẻ mạnh.

+Bệnh hô hấp: Vi khuẩn liên quan đến viêm chân răng có thể gây nhiễm trùng phổi hoặc làm tình trạng phổi xấu đi. Vi khuẩn từ miệng sẽ lan đến phổi, gây viêm phổi nặng. Điều này đặc biệt đúng đối với nhóm người cao tuổi.
 

Xem thêm:

5. Làm thế nào để phòng ngừa bệnh viêm chân răng?

-Nhằm ngăn chặn viêm chân răng phát sinh, nhiều bác sĩ nha khoa khuyến khích mọi người nên chăm sóc răng miệng bằng cách tập các thói quen đơn giản sau:

+Vệ sinh răng miệng tốt bằng cách sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày, đánh răng sau khi ăn 30 phút theo chiều dọc xoay tròn.

+Thường xuyên đến nha sĩ kiểm tra định kỳ( 6 tháng/ lần). Nếu bạn đã bị bệnh về nướu, cần đến thăm khám thường xuyên hơn để sử dụng dịch vụ điều trị viêm lợi phù hợp.

+Lấy vôi răng định kỳ nhằm ngăn vi khuẩn hình thành và tiến triển thành viêm nhiễm. Tốt nhất bạn nên thực hiện 3-6 tháng/ lần.

+Không tự ý sử dụng thuốc làm trăng răng hoặc thuốc chữa viêm nướu khi chưa tham khảo ý kiến nha sĩ.

+Bỏ hẳn thuốc lá và hạn chế thức uống có cồn.

+Xây dụng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, bổ sung vitamin C, vitamin K và canxi để giúp răng nướu chắc khoẻ.
 

 

 

 

BÌNH LUẬN & CHIA SẺ
Đọc thêm
Chat với NhaKhoaTamViet