• Lịch làm việc
    Thứ 2 -> Thứ 7 từ 8:00 -> 20:00, Chủ Nhật từ 8:00 -> 17h
  • Hotline
    Giải đáp thắc mắc dịch vụ: (028) 6675 3538 - Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 600 2312
    nhakhoatamviet366@gmail.com
  • Địa chỉ
    366 Quang Trung, Phường 10
    Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh
CÁCH CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CHO TRẺ QUA TỪNG GIAI ĐOẠN CÁC MẸ CẦN LƯU Ý
Thứ 3 | 18/12/2018 - Lượt xem: 1635

Khi nào cần đưa bé đi khám răng?? Cần chú ý những gì khi chăm sóc răng miệng cho trẻ?? Bác sĩ làm gì khi khám răng định kỳ cho trẻ?? Địa điểm khám răng miệng cho trẻ uy tín, an toàn tại Nha Khoa Tâm Việt quận Gò Vấp TP. HCM



 
CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CHO CON ĐÚNG CÁCH ĐỂ BÉ ÍT ẢNH HƯỞNG BỞI SÂU RĂNG


Cha mẹ nên chăm sóc răng miệng cho các bé như thế nào, để bé yêu có nụ cười xinh như thiên thần với hàm răng chắc khỏe. Và chắc hẳn đây là mong muốn của bất kì cha mẹ nào. Vì vậy, hãy chăm sóc răng miệng cho các bé ngay từ những năm đầu đời cha mẹ nhé. Hãy theo dõi bài viết sau đây của Nha Khoa Tâm Việt để biết cách chăm sóc răng miệng cho bé tốt hơn nhé!!!


Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy rằng, đối với những trẻ bị sâu răng khi còn nhỏ thì nguy cơ sau này lớn lên tỷ lệ bị sâu răng cao hơn rất nhiều. Chính vì vậy, cha mẹ muốn ngăn ngừa tình trạng sâu răng ở trẻ, mẹ cần phải hiểu và biết cách chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách.

Hiện nay, tình trạng sức khỏe răng miệng của trẻ tại Việt Nam đang ở mức báo động nghiêm trọng. Theo điều tra thống kê cho thấy hầu hết trẻ em bị sâu răng sữa với tỷ lệ 81,6% và có 16,3% bị sâu răng vĩnh viễn, trong khi đó 25,3% mất răng sữa trước tuổi. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ mắc bệnh này cao nhất thế giới. Chế độ chăm sóc răng miệng kém, cho bé bú bình vào ban đêm là những nguyên nhân chính gây sâu răng ở trẻ nhỏ.



 



Trẻ bị sâu răng sữa là do bố mẹ trẻ chưa chú trọng đến quá trình chăm sóc răng cho con ngay từ những năm tháng đầu đời. Bố mẹ nên tập thói quen đánh răng hàng ngày cho bé, để tránh tình trạng trên các biến chứng đáng tiếc.

Nếu bé tỏ ra không thích đánh răng bố mẹ có thể đánh răng kỹ một lần trong ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ. Ngoài ra, chú ý cho bé uống nước và súc miệng sau khi ăn và uống sữa. Bên cạnh đó, bố mẹ có thể tập cho bé như một trò chơi, tạo không khí vui vẻ và giúp bé yêu thích việc chăm sóc răng miệng hơn. Và hãy kể cho bé câu chuyện về chăm sóc răng miệng.

Tại sao cần phải uống nước và tráng miệng sau khi ăn và uống sữa. Bởi vì, vi khuẩn tác dụng lên chất đường còn sót lại trong khoang miệng rồi sản sinh thành axit. Axit sẽ ăn mòn men răng, ngà răng... Gây bệnh sâu răng ở trẻ. Rất ít bố mẹ nghĩ răng con có thể sâu răng do bú bình vào ban đêm. Nhưng bố mẹ ạ, chính lượng đường Sucrose trong sữa sẽ hình thành mảng bám quanh răng do tác động của vi khuẩn và gây ra sâu răng.

Vì vậy bố mẹ cần phải hết sức chú ý chăm sóc răng miệng cho bé thật kỹ nhé. Qúa trình chăm sóc răng miệng cho bé được bắt đầu ngay khi bé chào đời và hình thức thay đổi qua các giai đoạn phát triển của bé và của bộ răng.


 
GIAI ĐOẠN BÉ CHƯA MỌC RĂNG (TÍNH TỪ LÚC MỚI CHÀO ĐỜI ĐẾN KHI BẮT ĐẦU MỌC RĂNG SỮA):


Bố mẹ thường cho răng khi mới chào đời, các bé chưa có răng thì không cần chú ý đến việc chăm sóc răng miệng. Nhưng thật ra, ngay từ khi bé có những chiếc răng sữa đầu tiên những mảng bám răng đã xuất hiện. Do đó, việc chăm sóc răng miệng cho bé cần phải được bắt đầu càng sớm càng tốt.

Đối với giai đoạn chưa mọc răng này, bạn có thể vệ sinh nướu cho bé mỗi ngày, điều này sẽ giúp bé giảm nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng và chuẩn bị cho bé có một sức khỏe răng miệng thật tốt khi bắt đầu mọc răng sữa.

Bạn có thể dùng một miếng gạc chuyên dùng để vệ sinh răng miệng cho trẻ, các bán tại các cửa hàng thuốc hoặc cơ sở y tế, sau đó tẩm nước muối sinh lý để vệ sinh nướu cho bé vài lần trong ngày. Bố mẹ nhớ là phải vệ sinh cả hàm trên và hàm dưới cho bé.
Ngoài ra, sau khi cho bé bú, nên cho bé uống nước để tráng miệng.



 


 
GIAI ĐOẠN MỌC RĂNG SỮA (THÔNG THƯỜNG TỪ 4 - 8 THÁNG TUỔI)


Tùy vào cơ địa của từng bé, mà thời gian bắt đầu mọc răng sữa cũng khác nhau. Nhưng thông thường khi được khoảng 4 tháng tuổi, các bé sẽ bắt đầu mọc răng sữa. Trước khi mọc răng sữa vài ngày, các bé thường chảy nước miếng rất nhiều và thích nhai cắn bất cứ vật gì. Lợi bé bắt đầu nứt ra, cho những chiếc răng sữa có thể nhú lên, khiến bé đau dẫn đến quấy khóc và thậm chí sốt cao.

 
GIAI ĐOẠN HOÀN THÀNH CHỈNH BỘ RĂNG (TỪ 15 ĐẾN 18 THÁNG TUỔI)


Khi bé được 15 đến 18 tháng tuổi, thì đây là giai đoạn bộ răng của bé đã mọc gần như đầy đủ.

Ngay từ đầu giai đoạn này, bạn đã có thể hướng dẫn cho bé dùng bạn chải đánh răng. Nhưng lưu ý, phải có sự giám sát của bố mẹ.

Vào độ tuổi từ 1 đến 1 tuổi rưỡi, các bé rất thích bắt chước các hoạt động của người lớn. Đây là lúc thích hợp để bạn dạy bé tự làm vệ sinh răng miệng.

Tuy nhiên, bạn cần mua cho bé loại bàn chải thật mềm, tay cần ngắn và kích thước phù hợp với miệng bé. Đồng thời sử dụng loại kem đánh răng dành riêng cho trẻ nhỏ.

Một vấn đề cần lưu ý là không nên sử dụng kem đánh răng cho bé khi bé chưa thực sự biết đánh răng. Bởi chất flour có trong kem đánh răng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương khi bé nuốt phải một lượng lớn flour. Ngoài ra, nếu lượng flour quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng gọi là "răng bị nhiễm flour", tạo ra những đốm trắng trên răng vĩnh viễn của bé.

Vì vậy, chỉ khi bé thực sự biết súc miệng và nhổ nước súc miệng ra ngoài, bạn mới nên để bé dùng kem đánh răng.

Trong ăn uống hàng ngày, không nên cho bé ăn đồ qua nóng hoặc quá lạnh, hạn chế tối đa những món ăn vặt và đồ uống có nhiều đường. Lưu ý bổ sung thêm hàm lượng canxi cho bé trong thành phần bữa ăn hàng ngày.

Ngoài ra, từ khi trẻ được 1 tuổi cha mẹ cần đưa bé đi kiểm tra răng miệng định kỳ 6 tháng 1 lần



 


 
CÁCH CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CHO TRẺ VÀ NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP 


Theo thống kê của Việt Nam, hiện nay nước ta có đến 85% trẻ từ 6 - 8 tuổi bị sâu răng và 60 -90% trẻ bị mắc bệnh viêm lợi. Điều đó cho thấy thực trạng đáng báo động về sức khỏe răng miệng của trẻ. Nguyên nhân ngoài sự thiếu quan tâm về sức khỏe răng miệng của trẻ, còn xuất hiện những sai lầm đáng tiếc trong cách chăm sóc răng miệng cho trẻ của cha mẹ.

 
CHỜ ĐẾN KHI TRẺ MỌC ĐỦ RĂNG MỚI CHĂM SÓC


Cha mẹ thường cho rằng khi trẻ chưa mọc đủ răng hoặc răng non còn yếu thì việc chăm sóc chưa thực sự cần thiết. Nhưng theo các bác sĩ nha khoa, đây mới chính là giai đoạng quan trọng trong việc chăm sóc răng miệng cho trẻ. Ở giai đoạn này, bạn nên vệ sinh răng non của trẻ bằng khăn sạch hoặc chỉ nha khoa. Điều này không chỉ bảo vệ răng non mà còn giúp sự phát triển răng miệng của trẻ được diễn ra tốt nhất. Ngoài ra, trẻ còn được hình thành thói quen chăm sóc răng miệng ngay từ nhỏ.

Không chú ý lựa chọn kem đánh răng và các sản phẩm chăm sóc răng miệng phù hợp với trẻ.

Khi lựa chọn kem đánh răng cho trẻ có răng mới mọc, cha mẹ nên chọn sản phẩm có chứa thành phần flouride. Flouride làm men răng của trẻ trở nên cứng cáp và chống lại các thành phần axit, làm giảm nguy cơ sâu răng. Đến khi trẻ đã mọc răng đầy đủ và chắc khỏe thì cha mẹ mới lựa chọn kem đánh răng ít hoặc không có thành phần này.

Khi trẻ lớn, hãy cho trẻ làm quen với nước súc miệng. Đây là một sản phẩm không thể thiếu để rửa sạch vi khuẩn ẩn sâu trong men răng, góp phần làm răng chắc khỏe.


 
VẪN CHO TRẺ ĂN SAU KHI ĐÃ ĐÁNH RĂNG CHUẨN BỊ ĐI NGỦ


Sau khi trẻ đánh răng chuẩn bị đi ngủ, cha mẹ tuyệt đối không nên cho trẻ ăn. Thành phần còn lại của thức ăn chứa nhiều vi khuẩn sẽ bám lên men răng của trẻ khi đang ngủ, sẽ làm tăng nguy cơ sâu răng. Thay vào đó, hãy để trẻ ăn uống đầy đủ trước khi đánh răng.


 


 
ĐỂ TRẺ ĂN QUÁ NHIỀU ĐỒ NGỌT


Theo nhận định của Nha Khoa Tâm Việt chúng ta biết rằng, một đứa trẻ mới sinh có thể phát hiện được vị ngọt. Đây là một phản ứng sinh học cơ bản của trẻ dù chúng chưa từng được học các vị mặn hay ngọt. Nó có từ trước khi sinh. Điều này giải thích nguyên nhân vì sao trẻ thường thích ăn đồ ngọt. Các hợp chất đường có trong đồ ngọt điển hình như glucose là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn sâu răng sinh sôi và nảy nở. Vì vậy, cha mẹ cần phải có kế hoạch kiểm soát việc ăn đồ ngọt của con trẻ, không chỉ để chăm sóc sức khỏe răng miệng mà còn tốt cho sức khỏe tổng thể.

 
ĐỂ TRẺ MÚT TAY VÀ NGẬM NÚM VÚ GIẢ QUÁ LÂU


Mút tay là một thói quen thường gặp ở trẻ. Hành vi mút tay giúp trẻ cảm thấy thoải mái nhưng gây tổn thương nghiêm trọng đến cấu trúc răng miệng. Việc mút tay liên tục trong thời gian dài tạo nên lực ma sát, làm dịch chuyển vị trí răng gây nên tình trạng răng mọc bất thường như: Hàm bị hô, móm, răng mọc không đều...

Điều này cũng tương tự việc ngậm núm vú giả trong thời gian dài. Thay cho những thói quen thiếu lành mạnh đó, chúng ta nên cho trẻ tham gia nhiều hoạt động vui chơi để quên thói mút tay và hạn chế thời gian ngậm núm vú giả.


 
TRẺ KHÔNG CẦN ĐẾN NHA SĨ KHI RĂNG KHÔNG GẶP VẤN ĐỀ


Khi trẻ còn nhỏ, ngoài ra việc kiểm tra sức khỏe tổng quát, sức khỏe răng miệng cũng quan trọng không kém. Cha mẹ cần loại bỏ suy nghĩ là chỉ đưa trẻ đến gặp bác sĩ nha khoa khi đã bị vấn đề về răng miệng. Việc kiểm tra sức khỏe răng miệng thường xuyên, nhất là 6 tháng khi răng trẻ mới mọc là cực kì cần thiết.

Ở độ tuổi nào cũng vậy, cha mẹ luôn yêu thương và dành hầu hết sự quan tâm của mình cho con trẻ. Cách chăm sóc răng miệng cho trẻ tốt cũng là để tránh những sai lầm đã kể trên giúp sự phát triển của trẻ diễn ra một cách thuận lợi. Bên cạnh đó, cha mẹ cần cung cấp cho trẻ một chế độ dinh dưỡng hợp lý không chỉ để sức khỏe răng miệng của trẻ ngày một tốt hơn, mà còn giúp trẻ tự tin hơn với nụ cười tỏa nắng.






 
CÓ NÊN KHÁM RĂNG ĐỊNH KỲ CHO TRẺ KHÔNG??


Khám răng định kỳ cho trẻ rất cần thiết nhằm phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý nha khoa, bảo vệ sự phát triển toàn diện của răng và hàm. Tuy nhiên, vẫn có bố mẹ chưa thật sự quan tâm chăm sóc răng miệng cho trẻ. Điều này gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng và khiến không ít bé tiềm ẩn những nguy cơ mắc các bệnh răng miệng ngay từ rất nhỏ.

 
TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC KHÁM RĂNG ĐỊNH KỲ


Khám răng cho trẻ theo định kỳ luô là lời khuyên chăm sóc răng miệng của hầu hết các chuyên gia nha khoa vì:

- Phát hiện sớm nhất các mầm móng gây bệnh răng miệng, làm sạch những mảng bám đã bị vôi hóa trong kẻ răng và quanh nướu răng của trẻ.

- Điều trị kịp thời những dấu hiệu của các bệnh lý nha khoa như: Sâu răng, viêm nướu, răng không mọc hoặc mọc ngầm,..

- Theo dõi quá trình phát triển của răng hàm để nhận biết những yếu tố có thể khiến khuôn hàm biến dạng, răng bị xô lệch. Từ đó, đưa ra phương pháp điều trị, uốn nắn chỉnh răng phù hợp để răng vĩnh viễn mọc lên ổn định.

- Phát hiện và điều chỉnh các bất thường về thắng môi, thắng lưỡi... Có thể làm cản trở đến phát âm.

- Tư vấn, cho lời khuyên về cách chăm sóc răng miệng cho trẻ.


 
KHI NÀO CẦN ĐƯA BÉ ĐI KHÁM RĂNG?


Từ 6 tháng đến 1 năm tuổi là giai đoạn trẻ bắt đầu mọc răng sữa, đây cũng chính là lần khám răng đầu tiên của bé.

Để theo dõi sức khỏe răng miệng và đảm bảo sự phát triển ổn định của các răng sữa. Hiệp hội Nha Khoa Trẻ em Hoa Kỳ khuyến khích bố mẹ nên đưa bé đi khám răng ít nhất 3 - 6 tháng/ lần. Việc thăm khám theo định kỳ giúp các bác sĩ phát hiện sớm nhất các nguy cơ tiềm ẩn gây bệnh răng miệng và có phương pháp điều trị kịp thời.

Toàn bộ răng sữa của bé (20 cái ở hàm trên và hàm dưới) sẽ mọc hoàn thiện khi trẻ được 2 tuổi. Khi trẻ 6 tuổi, các răng sữa dần dần được thay thế bằng các răng vĩnh viễn. Răng sữa không ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn nhưng nếu răng sữa bị nhổ bỏ quá sớm có thể làm chậm quá trình mọc răng vĩnh viễn. Do đó, bố mẹ cần chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bé ngay từ sớm để giúp bé có một hàm răng vĩnh viễn chắc khỏe.



 


 
BÁC SĨ SẼ LÀM GÌ KHI KHÁM RĂNG ĐỊNH KỲ CHO TRẺ??
 
ĐỘ TUỔI TỪ 6 THÁNG ĐẾN 1 NĂM


- Đánh giá vệ sinh răng miệng của bé.

- Loại bỏ các mảng bám bằng cách dùng gạc mềm hoặc bàn chải đánh răng cọ rửa nhẹ nhàng.

- Kiểm tra và điều trị những vết lở loét nếu có ở vùng miệng.

- Điều chỉnh thói quen của trẻ kịp thời nếu trẻ thường xuyên sử dụng núm vú giả hoặc mút ngón tay.

- Hướng dẫn cha mẹ các cách phòng chống sâu răng cho trẻ.


 
TỪ 1 NĂM TUỔI TRỞ LÊN


- Chuẩn đoán hoặc chụp X- quang để kiểm tra sự phát triển ổn định của răng, hàm, từ đó đưa ra các biện pháp nắn chỉn, niềng răng cho trẻ.

- Tìm hiểu thói quen ăn uống và cách vệ sinh răng miệng mà cha mẹ thực hiện cho bé hằng ngày để bảo đảm lượng flour cần thiết được cung cấp có đầy đủ không, nhằm áp dụng phương pháp điều trị flour tại chỗ.

- Hướng dẫn cha mẹ cách làm sạch răng đúng cách cho bé.

- Lấy vôi răng bằng sóng siêu âm nếu có để loại bỏ những mảng bám và vi khuẩn trên răng sữa của bé.

- Trám khi cần thiết để ngăn chặn vi khuẩn, phòng ngừa sâu răng ở trẻ, có khả năng ảnh hưởng đến tủy răng và răng vĩnh viễn về sau.

- Theo dõi quá trình mọc răng vĩnh viễn của trẻ để kịp thời phát hiện và điều trị, chỉnh nha nếu có bất kỳ dấu hiệu gì bất thường như răng mọc lệch, mọc ngầm..

- Giải thích và minh họa bằng các hình ảnh để bé hiểu được tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh răng miệng

- Hướng dẫn trẻ cách chải răng, sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn trên răng đúng cách.



 


 
CÁCH CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG TẠI NHÀ CHO TRẺ


Để bảo vệ sức khẻo răng miệng cho bé, ngoài việc đưa con đi khám răng định kỳ 6 tháng, bố mẹ cần lưu ý:

 
ĐỐI VỚI TRẺ CHƯA THỂ TỰ CHẢI RĂNG:


- Bố mẹ làm sạch răng cho bé bằng cách dùng gạc quấn vào ngón trỏ rồi nhẹ nhàng chùi sạch thức ăn trên nướu răng, lưỡi hoặc dùng bàn chải nhỏ lông mềm để giúp trẻ chải răng.

- Làm sạch răng miệng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ để tập cho bé thói quen vệ sinh răng miệng từ nhỏ.

- Để ý những thói quen không tốt của bé như mút tay, ngậm núm vú giả, ngậm đồ chơi, nghiến răng khi ngủ.. Để kịp thời ngăn ngừa, tránh làm ảnh hưởng đến cấu trúc hàm và sự phát triển của các răng sữa.


 
ĐỐI VỚI TRẺ CÓ THỂ TỰ CHẢI RĂNG


- Hướng dẫn trẻ chải răng đúng cách, chải xoay tròn theo chiều dọc răng, tránh để trẻ hình thành thói quen chải răng ngang có hại cho nướu và chân răng.

Tập cho trẻ thói quen sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch răng, đánh răng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ.

- Hạn chế để bé ăn nhiều bánh kẹo, uống nước ngọt, nhai đá..

- Đảm bảo hàm lượng Flour, Canxi cần thiết và vừa đủ trong thực phẩm hoặc các sản phẩm làm sạch răng thông thường dành cho trẻ em.

Khám răng định kỳ cho trẻ là việc làm cần thiết để đảm bảo sự phát triển ổn định, chắc khỏe của răng. Hàm cũng phát hiện và ngăn ngừa sớm các bệnh lý nguy hiểm có thể làm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của bé. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên giúp bé hình thành thói quen giữ gìn vệ sinh răng miệng ngay từ nhỏ để trẻ có thể tự mình chăm sóc răng thật tốt.



 




BẢNG GIÁ DỊCH VỤ NHA KHOA UY TÍN GÒ VẤP :http://www.nhakhoatamviet.com

Đăng ký khám tại Phòng khám nha khoa Tâm Việt tại http://www.nhakhoatamviet.com

Địa chỉ: 366 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh

Email: nhakhoatamviet366@gmail.com

Điện thoại: 028.66 753 538 – 0941 818 149

Facebook.com/nhakhoatamviet.366

BÌNH LUẬN & CHIA SẺ
Đọc thêm
Chat với NhaKhoaTamViet