• Lịch làm việc
    Thứ 2 -> Thứ 7 từ 8:00 -> 20:00, Chủ Nhật từ 8:00 -> 17h
  • Hotline
    Giải đáp thắc mắc dịch vụ: (028) 6675 3538 - Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 600 2312
    nhakhoatamviet366@gmail.com
  • Địa chỉ
    366 Quang Trung, Phường 10
    Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh
DẤU HIỆU TRẺ MỌC RĂNG VÀ CÁCH CHĂM SÓC TRẺ
Thứ 4 | 20/02/2019 - Lượt xem: 2008

Làm sao để bé có được hàm răng đẹp?? Thời gian mọc răng sữa trung bình của bé trẻ em?? Địa điểm thăm khám răng trẻ em uy tín, chất lượng, an toàn tại Nha Khoa Tâm Việt quận Gò Vấp Tp. HCM 


HIỂU THẾ NÀO CHO ĐÚNG VỀ QUÁ TRÌNH MỌC RĂNG SỮA VÀ THAY RĂNG Ở TRẺ EM


Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 ở hàm trên và 10 ở hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó, các răng sữa sẽ rụng dần và được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Thời gian, và tốc độ mọc răng sữa và thay răng vĩnh viễn có thể khác nhau, sớm hay chậm hơn vài tháng vẫn là bình thường, do vậy ba mẹ đừng quá lo lắng.

 
THỜI GIAN MỌC RĂNG SỮA


- 6 - 8 tháng tuổi mọc 4 răng cửa giữa (2 răng cửa giữa dưới mọc đầu tiên, tiếp theo là răng cửa giữa trên)

- 9 - 12 tháng tuổi mọc 4 răng cửa bên

- 12 - 15 tháng tuổi mọc 4 răng hàm sữa thứ nhất

- 18 - 21 tháng tuổi mọc 4 răng nanh sữa

- 24 - 30 tháng tuổi mọc 4 răng hàm sữa thứ hai


 
THỜI GIAN MỌC RĂNG VĨNH VIỄN VÀ THAY RĂNG SỮA


Đến thời kỳ thay răng, chân răng sữa sẽ tiêu, răng sữa lung lay và rụng để răng vĩnh viễn mọc lên. Răng nào mọc trước sẽ thay trước. Nếu nặng không tự rụng nên đưa trẻ tới bác sĩ nha khoa khám và nhổ.

- 5 - 7 tuổi các răng cửa giữa vĩnh viễn mọc, thay các răng cửa giữa sữa

Thời gian này trẻ cũng mọc các răng hàm (cối lớn) thứ nhất sau răng hàm sữa thứ hai (lưu ý đây là răng vĩnh viễn, không thay)

- 7 - 8 tuổi các răng cửa bên vĩnh viễn mọc, thay các răng cửa bên sữa

- 9 - 10 tuổi các răng tiền hàm ( cối nhỏ) thứ nhất mọc, thay các răng hàm sữa thứ nhất

- 10 - 11 tuổi thay các răng nanh sữa

- 11 - 12 tuổi các răng tiền hàm (cối nhỏ) thứ hai mọc, thay các răng hàm sữa thứ hai
Thời gian này trẻ cũng mọc các răng hàm (cối lớn) thứ hai sau răng hàm thứ nhất và đây cũng là răng vĩnh viễn không thay.



 


 
DẤU HIỆU TRẺ MỌC RĂNG VÀ CHĂM SÓC TRẺ


Một số trẻ mọc răng sữa bình thường, không có dấu hiệu khác thường nào, nhưng một số trẻ khác có thể ít ngủ, mệt mỏi và quấy khóc khi mọc răng, mẹ nên chăm sóc, vỗ về trẻ.

 
CÁC DẤU HIỆU SAU CŨNG CÓ THỂ THẤY KHI TRẺ MỌC RĂNG:


- Sốt nhẹ. Nếu trẻ sốt trên 380 độ C, có thể cho uống thuốc hạ sốt (theo chỉ dẫn của bác sĩ).

- Chảy nước miếng

- Nướu tại chỗ răng đang nhú lên có thể sung đỏ, trẻ thường thích cắn gì đó (ngón tay, đồ chơi). Chú ý vệ sinh răng miệng tốt cho trẻ và đồ chơi.

- Biếng ăn: Sự khó chịu sẽ khiến trẻ biếng ăn. Nên cho trẻ ăn nhiều lần và cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu.

- Có thể bị tướt (đi ngoài phân loãng hay sệt) 3 - 4 lần trong ngày, chú ý cho trẻ uống nhiều nước. Nếu trẻ đi ngoài loãng nhiều hơn nên đưa bé đến bác sĩ khám.


 
DẤU HIỆU TRẺ MỌC RĂNG VÀ CHĂM SÓC TRẺ


Đa số các trẻ em có quá trình mọc răng sữa một cách bình thường, không có dấu hiệu nào khác. Tuy nhiên, một số trẻ khác có thể bị mệt mỏi, làm khó ngủ hoặc thậm chí quấy khóc khi mọc răng. Lúc này, các bậc cha mẹ nên đặc biệt ở bên trẻ để chăm sóc, quan tâm trẻ.


 


 
TẠI SAO PHẢI CHĂM SÓC HÀM RĂNG SỮA??


Một số phụ huynh nghỉ là răng sữa sẽ được thay nên không chú ý. Thực ra, răng sữa rất quan trọng trong sự phát triển thể chất của trẻ (ăn nhai, phát âm) và thẩm mỹ. Răng sữa giữ chỗ cho răng vĩnh viễn tương ứng trên cung hàm, giúp răng vĩnh viễn mọc lên đúng chỗ và giúp xương hàm phát triển bình thường.

Giữ răng sữa để có thể có hàm răng vĩnh viễn đẹp đều.


 
NHỔ RĂNG SỮA ĐÚNG CÁCH


Thông thường, khi hệ răng cố định bắt đầu mọc thay thế cho răng sữa chúng sẽ làm cho răng sữa bị tiêu chân và lung lay. Trong trường hợp này, phụ huynh có thể tự theo dõi và nhổ răng sữa cho bé. Bạn chờ khi răng sữa lung lay thật nhiều, bạn có thể dùng miếng gạc sạch lay răng sữa nhẹ nhàng và lấy ra. Tuy nhiên, một số trường hợp răng cố định mọc lệch vào trong hoặc ra ngoài, thì răng sữa không bị tiêu chân và lung lay lúc này cha mẹ cần đưa trẻ đến nha sĩ để nhổ bỏ nếu cần thiết.

Cần lưu ý không nên dùng chỉ để nhổ răng cho bé hay tự lấy tay nhổ. Việc này sẽ dễ gây chảy máu nướu răng và tạo nên một vết thương hở ở nướu răng. Thêm vào đó, việc đưa tay vào miệng bé sẽ tạo cơ hội vi khuẩn từ tay bé hay mẹ sẽ dễ xâm nhập vào vết thương và khả năng gây ra tình trạng nhiễm trùng rất cao. Đặc biệt là nhiễm khuẩn uốn ván rất cao. Ngoài ra, nếu bé có một số bệnh về máu như bệnh máu không đông... thì rất dễ sinh ra tai biến rất nguy hiểm từ việc tự nhổ răng lung lay.



 


 
QUÁ TRÌNH THAY RĂNG TRẺ EM


Răng trẻ em là răng sữa bắt đầu lung lay và tự rụng để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn khi trẻ lên 6 tuổi. Thời gian ở mỗi trẻ có thể khác nhau có thể chậm hơn hoặc sớm hơn. Ví dụ bé gái thường thay răng sữa sớm hơn so với các bé trai. Các răng sữa cuối cùng được thay vào khoảng độ tuổi 12 hoặc 13.

Thông thường các răng sữa sẽ lung lay và rụng theo thứ tự mà chúng mọc - đầu tiên sẽ là hai răng cửa ở hàm dưới, tiếp theo là hai răng cửa ở hàm trên, các răng cửa hai bên, răng hàm đầu tiên, răng nanh và răng hàm thứ hai. Trong trường hợp con của bạn bị mất một chiếc răng sữa sớm do sâu răng hoặc tai nạn nào đó thì chiếc răng vĩnh viễn có thể mọc sớm và có khả năng bị khểnh do không có đủ chỗ cho chiếc răng đó mọc.

Một số trẻ em lại cảm thấy thích thú khi thay răng sữa, trong khi một số lại lo lắng, sợ hãi về điều này. Nếu con bạn muốn bạn nhổ một chiếc răng lung lay, cần phải đợi răng trẻ em lung lay thật mềm để nhổ vừa khỏi đau mà tránh trường hợp răng nhổ sớm lại lâu mọc. Khi nhổ hãy nắm chiếc răng thật vững với khăn giấy hoặc miếng gạc và nhổ thật nhanh tay. Nếu răng vẫn còn chặt, hãy đợi một vài ngày và thử lại. Nếu bạn vẫn lo rằng chiếc răng sữa này chưa đủ độ lung lay thì hãy đến nha khoa để hỏi các bác sĩ về răng của con bạn. Bác sĩ có thể khuyên bạn cách theo dõi chiếc răng đó hoặc sẽ khuyên bạn cho con nhổ răng tại phòng khám nha khoa.



 


 
CHĂM SÓC CHO BÉ TRONG QUÁ TRÌNH THAY RĂNG, SAU KHI NHỔ RĂNG SỮA


Trong quá trình thay răng có thể khiến trẻ có thể gặp khó khăn trong việc nhai thức ăn, nên khi thấy chiếc răng đầu tiên của con lung lay, cha mẹ cần động viên con làm cho răng lung lay nhiều hơn để răng nhanh rụng. Ngoài ra cha mẹ cần luôn cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ bằng cách thay thế các món ăn hằng ngày bằng thức ăn mềm hơn như: Cháo, súp.. và việc đánh răng thường xuyên vẫn phải duy trì đều đặn.

Trung tâm Nha Khoa Tâm Việt luôn chú trọng đến việc nhổ răng sữa cho trẻ, nên công việc nhổ răng sữa cho trẻ được thực hiện hết sức nhẹ nhàng và cần có sự hợp tác của trẻ. Nếu không thì ngay lần đầu tiên bé đi nhổ răng sẽ bị sang chấn về tâm lý, và sẽ là nổi ám ảnh cho bé suốt cuộc đời.

Trong quá trình khám răng cho trẻ, với kiến thức tổng hợp về chỉnh nha niềng răng, các bác sĩ sẽ sớm phát hiện ra những chiếc răng sữa nào cần phải nhổ sớm. Nếu cần thiết bác sĩ sẽ làm một máng chờ để tránh hiện tượng lệch lạc khớp cắn của bé sau này.



 


 
CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CHO TRẺ


Khi trẻ mọc răng có nhiều biểu hiện, vì thế các bậc phụ huynh cần chú ý để không nhầm những biểu hiện của trẻ mọc răng thành các biểu hiện của bệnh khác. Để chăm sóc tốt nhất cho răng miệng của trẻ, bậc phụ huynh cần chú ý những điều sau:

- Nếu trong thời gian mọc răng sữa, trẻ sốt tới 38,50C trở lên và đau nhiều, có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ, không được để trẻ sốt quá cao. Nếu trẻ sốt nhẹ hơn thì không cần uống thuốc. Tuy nhiên phụ huynh cần phân biệt được các biểu hiện sốt do trẻ mọc răng hay do lí do khác.

- Lau sạch nước miếng hay chảy quanh miệng trẻ bằng khăn mềm.

- Làm sạch nướu sau khi cho trẻ bú hoặc ăn. Dùng một miếng gạc hoặc vải mềm nhúng nước sạch quấn quanh ngón tay lau nhẹ nhàng, mát - xa nướu và nên cho trẻ uống nước lọc sau khi bú hoặc ăn dặm xong.

- Cho trẻ ăn các thức ăn mềm để trẻ ăn uống dễ dàng, thức ăn quá nóng hay quá lạnh đều không có lợi cho sự phát triển của răng trẻ. Ngoài ra cũng cần bổ sung thêm cho trẻ hàm lượng canxi trong thành phần các bữa ăn hàng ngày.

- Đối với trẻ đã mọc nhiều răng, phụ huynh có thể hướng dẫn trẻ đánh răng hằng ngày. Lưu ý, chỉ dùng một lượng nhỏ kem đánh răng có chứa fluor, hướng dẫn trẻ sau khi đánh răng súc miệng nhổ hết kem đánh răng.

Cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng của trẻ. Vì vậy việc chăm sóc răng miệng cho trẻ nên bắt đầu ngay từ khi trẻ mọc chiếc răng sữa đầu tiên và cha mẹ nên cho trẻ đánh răng khi đủ 2 tuổi.



 


 
LÀM SAO ĐỀ BÉ CÓ ĐƯỢC HÀM RĂNG ĐẸP


- Để có hàm răng đều, đẹp điều đầu tien là phải vệ sinh răng thường xuyên cho bé: Mẹ có thể dùng miếng gạc đã được làm ẩm để chà lưỡi và răng của trẻ nhẹ nhàng hoặc cho bé súc miệng thường xuyên bằng nước lọc hoặc nước súc miệng để tránh bị sâu răng.

- Trong quá trình trẻ mọc răng sữa, mẹ không nên cho trẻ bú đêm, việc này làm cho trẻ khó ngủ, cũng như làm ảnh hưởng không tốt cho răng lợi.

- Nên cho trẻ ăn những loại thực phầm chưa nhiều Fluor như cá biển, gan, trứng, sữa...

- Để răng đều, đẹp, không bị vấu thì mẹ cũng không nên cho trẻ ngâm vú giả hay ngậm tay.

- Bé mọc răng chậm còn do sự thiếu hụt lượng Canxi của mẹ khi mang bầu hay khi nuôi trẻ. Do đó, muốn trẻ mọc răng đúng thời điểm, mẹ cần bổ sung Canxi cho trẻ, cho trẻ tắm nắng thường xuyên.


 
MẸO GIÚP BÉ MỌC RĂNG NHANH


- Để lợi trẻ bớt sưng, giảm đau thì mẹ nên cho trẻ dùng những miếng chuối đã được thái nhỏ và được làm mát.

- Dùng lá hẹ: Với những trẻ mọc răng thì lá hẹ được coi là thần dược tự nhiên. Đây là mẹo nhân gian được nhiều bà mẹ thực hiện cho con để bé mọc răng nhanh mà không bị sốt, bị đau. Lá hẹ còn tươi được rửa sạch, giả nhỏ, vắt lấy nước rồi cho vào chén. Sau khi thu được lá hẹ, 30 phút sau kể từ khi bé bú xong thì mẹ quấn gạc (đã tiệt trùng) vào đầu ngón tay (đã làm sạch) chấm vào nước hẹ, nhẹ nhàng chà sát vùng lợi của trẻ, làm như vậy vài lần. Việc này vừa làm sạch lợi cho trẻ đồng thời giúp lợi của trẻ không bị sưng, đau.



 



LƯU Ý:


Các mẹ muốn con mọc răng bình thường và khỏe mạnh, bạn nên thực hiện những phương pháp đơn giản như sau:

- Cho trẻ tăm nắng nhiều hơn.

- Bổ sung lượng canxi cho trẻ bằng thực phẩm và các chất dinh dưỡng phù hợp.

- Vệ sinh sạch răng miệng cho trẻ.

- Quan sát những thay đổi của trẻ để nhận biết thời điểm mọc răng.

- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và các loại thức ăn phù hợp khi trẻ mọc răng

- Cung cấp đủ sữa mẹ để trẻ phát triển bình thường

- Nếu trẻ quấy khóc, bỏ ăn trong 1 tuần nên đưa trẻ đến cơ sở y tế.

- Cho trẻ uống nước nhiều hơn.



 




BẢNG GIÁ DỊCH VỤ NHA KHOA UY TÍN GÒ VẤP :http://www.nhakhoatamviet.com

Đăng ký khám tại Phòng khám nha khoa Tâm Việt tại http://www.nhakhoatamviet.com

Địa chỉ: 366 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh

Email: nhakhoatamviet366@gmail.com

Điện thoại: 028.66 753 538 – 0941 818 149

Facebook.com/nhakhoatamviet.366

BÌNH LUẬN & CHIA SẺ
Đọc thêm
  •  

    CÁC PHƯƠG PHÁP CẤY GHÉP IMPLANT TẠI NHA KHOA TÂM VIỆT

    Cấy ghép Implant hay còn gọi là trồng răng Implant là phương pháp sử dụng trụ Implant cấy vào xương hàm để thay thế cho răng thất đã mất. Trụ Implant sau khi đặt vào sẽ được xương tự bám quanh thân trụ, giúp nó dính chặt vào xương hàm chắc chắn
  •  

    SỰ KHÁC BIỆT GIỮA RĂNG SỨ KIM LOẠI VÀ RĂNG TOÀN SỨ

    Nên bọc răng kim loại hay răng toàn sứ?? Cách nhận biết răng sứ kim loại và răng toàn sứ?? Địa điểm bọc sứ an toàn, uy tín, chất lượng tại Nha Khoa Tâm Việt quận Gò Vấp Tp. HCM 
  •  

    DÁN SỨ VENEER CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RĂG THẬT VÀ CHỨC NĂNG ĂN NHAI KHÔNG?

    Nha Khoa Tâm Việt là một trong những nha khoa  uy tín hàng đầu tại Gò Vấp nơi mà bạn có thể tin tưởng lựa chọn. Sở hữu đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiêm, hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại. Kết hợp vật liệu mặt dán sứ veneer được làm từ sứ cao cấp chính hãng.
  •  

    NHỮNG LỢI ÍCH CỦA VIỆC NIỀNG RĂNG

    Phương pháp niềng răng đang ngày càng được tin tưởng nhiều hơn. Rất nhiều khách hàng đã từng chỉnh nha và hiệu quả đạt được vô cùng cao. Bạn có thể tham khảo qua những khách hàng đi trước để biết được có nên niềng răng hay không.

Chat với NhaKhoaTamViet