• Lịch làm việc
    Thứ 2 -> Thứ 7 từ 8:00 -> 20:00, Chủ Nhật từ 8:00 -> 17h
  • Hotline
    Giải đáp thắc mắc dịch vụ: (028) 6675 3538 - Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 600 2312
    nhakhoatamviet366@gmail.com
  • Địa chỉ
    366 Quang Trung, Phường 10
    Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh
DẤU HIỆU TỤT LỢI CHÂN RĂNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA
Thứ 2 | 12/12/2022 - Lượt xem: 535

1. Tụt lợi chân răng là gì?

-Bệnh tụt lợi chân răng là một trong những bệnh lý về nướu có thể gây mất răng hàng loạt nhưng mọi người lại thường hay lơ là và ít quan tâm đến. Cho đến khi bệnh có xu hướng trở nặng thì chúng ta mới nghĩ đến việc điều trị, lúc này khả năng hồi phục sẽ không cao so với việc điều trị sớm ngay từ đầu.

-Tụt lợi chân răng là tình trạng các mô lợi xung quanh răng mòn đi, hạ thấp xuống, phần xi măng liên kết giữa phần lợi và chân răng, để lộ bề mặt chân răng. Khi lợi bị tụt thì chân răng có cảm giác như dài ra nhưng thực chất là do bị tụt lợi khi bị khuyết thiếu.

-Bệnh nhân sẽ có cảm giác ê buột khi ăn nhai, rất khó chịu. Thức ăn dễ dàng bị giắt lại ở kẽ chân răng dễ gây những bệnh lý khác. Sau đó vi khuẩn gây bệnh răng miệng sẽ lan đến các răng bên cạnh và nghiêm trọng có thể dẫn đến mất răng.

-Không những vậy, khi cổ răng và chân răng không còn được bao bọc và che chắn bởi nướu. Sẽ rất dễ bị mài mòn do tác động của axit trong thức ăn và của bàn chải khi đánh răng.
 


Điều  trị tụt lợi chân răng

 

2. Nguyên nhân tụt lợi chân răng

-Có rất nhiều nguyên nhân gây tụt lợi hở chân răng, bao gồm:

+Viêm nha chu: Viêm nha chu là bệnh nhiễm trùng lợi do vi khuẩn phá huỷ. Khi bị viêm nha chu, mô lợi và các tổ chức hỗ trợ nâng đõ răng sẽ bị phá huỷ, từ đó khiến chân răng bị tụt lợi.

+Di truyền: Trên thực tế, gen và tiền sử gia đình ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ răng miệng. Theo một số nhà nghiên cứu, 30% dân số có tỷ lệ mắc các bệnh răng miệng cao hơn phần còn lại.

+Đánh răng quá mạnh: Khi khách hàng đánh răng quá mạnh hoặ sai cách, không chỉ men răng bị mòn mà lợi cũng dần dần bị tụt.

+Thay đổi nội tiết tố: Khi phụ nữ có sự thay đổi về nội tiết tố ( dậy thì, mang thai và mãn kinh) lợi của phụ nữ sẽ trở nên nhạy cảm và dễ bị vi khuẩn rấn công hơn. Do đó, thay đổi nội tiết tố là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến tụt lợi chân răng xuất hiện ở phụ nữ.

+Hút thuốc lá: Hút thuốc lá khiên nhiều vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng hơn. Vì thế không chỉ tụt lợi chân răng, người nghiện thuốc lá là đối tượng dễ mắc các bệnh về răng miệng khác.

+Thói quen xấu: Thường xuyên siết chặt hoặc nghiến răng có thể gây quá nhiều lực trên răng, khiến lợi ngày càng bị tụt.

+Răng bị xô lệch: Răng bị xô lệch có thể tác động quá nhiều lực vào lợi và xương của các răng kế cận, khiến các răng kế cận dần bị tụt lợi. Răng bị xô lệch có thể do nhiều nguyên nhâm trong đó phổ biến nhất là do bẩm sinh và là hậu quả của việc mất răng.
 


Tụt lợi chân răng có nguy hiểm không?

3. Cách điều trị tụt lợi chân răng hiện nay

-Hiện nay , việc điều trị tụt lợi dựa vào tình trạng năng hay nhẹ của người bệnh.

3.1. Trường hợp nhẹ

-Cách điều trị tụt lợi chân răng rất đơn giản, người bệnh chỉ cần đánh răng đúng cách, lấy cao răng, ngậm gel fluor hoặc hàn bằng vật liệu hàn răng,…

3.2. Trường hợp nặng

-Cách điều trị tụt lợi chân răng hiệu quả nhất là phẫu thuật. Phẫu thuật tụt lợi chân răng được chia thàh 3 nhóm:

+Nhóm sử dụng vạt tại chỗ có chân nuôi bao gồm các phương pháp như; Phương pháp vạt trượt bên, vạt xoay chếch, vạt nhú lợi kép, vạt trượt về phía cổ răng, vạt bán nguyệt.

+Nhóm sử dụng mô ghép rời tự thân lấy từ vị trí khác trong miệng bao gồm: Các phương pháp ghép lợi tự do tự thân, ghép mô liên kết dưới biểu mô.

+Nhóm phương pháp sử dụng màng nhân tạo kết hợp vạt tại chỗ bao gồm: Các phương pháp dùng màng biểu mô đồng loạt không tế bào, tái sinh mô có hướng dẫn.

-Mỗi cách điều trị tụt lợi đều có ưu điểm riêng, bác sĩ nha khoa sẽ dựa vào tình trạng thực tế của bệnh nhân để tư vấn cho bạn phương pháp thích hợp và đạt hiệu quả cao nhất.
 


Điều  trị  tụt lợi hiệu quả

4. Dấu hiệu khi bị tụt lợi chân răng

-Bệnh nhân bị tụt lợi chân răng thường gặp phải các triệu chứng như sau:

+Vùng chân răng bị chảy máu khi dùng chỉ nha khoa, khi chải răng hoặc dùng tay ấn nhẹ cũng có thể chảy máu.

+Thân răng dài ra hơn so với bình thường, nướu răng thu hẹp lại.

+Lợi có biểu hiện sưng lên, đỏ thẩm ghây đau nhức, khó chịu.

+Răn dần yếu đo và có thể bị lung lay.

+Hơi thở có mùi hôi nhất là vào buổi sáng khi ngủ dậy.

+Răng ê buốt, nhạy cảm hơn khi ăn uống hoặc chải răng.
 

Xem thêm:

5. Cách phòng ngừa hiện tượng tụt lợi chân răng

-Để phòng ngừa nguy cơ bị tụt lợi chân răng, bạn nên thực hiện tốt các vấn đề sau đây:

5.1. Chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng

-Vệ sinh răng đúng cách kết hợp dùng chỉ nha khoa ít nhất 2 lần/ ngày.

-Ưu tiên dùng bàn chải đánh răng có đầu lông tròn, mềm mượt. Nên thay mới sau 2-3 tháng sử dụng.

-Có thể sử dụng nước ấm để chải răng. Thao tác chải răng cần nhẹ nhàng, tránh chải quá mạnh để không làm tổn thương vùng nướu và mô mềm.

-Đồng thời dùng thêm nước muối sinh lý, dung dịch súc miệng để làm sạch sâu các mảng bám còn tồn động trong khoang miệng.

5.2. Từ bỏ các thói quen xấu.

-Hạn hế tối đa hoặc cai bỏ việc hút thuốc lá.

-Không nên cắn siết hoặc nghiến răng.

-Tránh sử dụng quá nhiều thực phẩm không tốt cho răng và lợi như các món ăn quá nóng hoặc qúa lạnh, bánh kẹo ngọt, nước có ga, bia rượu,…

5.3. Khám răng định kỳ

-Định kỳ 6 tháng nên đến nha khoa để thăm khám, kiểm tra răng miệng. Nếu có vấn đề bệnh lý phát sinh sẽ sớm có giải pháp điều trị kịp thời. Đồng thời bác sĩ sẽ cạo vôi răng giúp răng của bạn sạch khoẻ để phòng ngừa các bệnh răng nướu tốt hơn.
 

BÌNH LUẬN & CHIA SẺ
Đọc thêm
Chat với NhaKhoaTamViet