• Lịch làm việc
    Thứ 2 -> Thứ 7 từ 8:00 -> 20:00, Chủ Nhật từ 8:00 -> 17h
  • Hotline
    Giải đáp thắc mắc dịch vụ: (028) 6675 3538 - Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 600 2312
    nhakhoatamviet366@gmail.com
  • Địa chỉ
    366 Quang Trung, Phường 10
    Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh
ĐAU NHỨC RĂNG VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT
Thứ 5 | 08/09/2022 - Lượt xem: 555

1. Đau nhức răng là gì?

Đau nhức răng là tình trạng bên trong hoặc xung quanh bề mặt răng trở nên đau buốt. Tùy theo nguyên nhân mà cảm giác đi kèm đau răng sẽ có một chút khác biệt, tuy nhiên có một số cảm giác điển hình mà người bệnh có thể cảm thấy như:

  • Đau hoặc cảm thấy nướu xung quanh răng đang bị đau của bạn.
  • Sốt.
  • Đau nhói khi bạn chạm vào răng hoặc cắn xuống.
  • Khó chịu khi dùng thức ăn, đồ uống nóng hoặc lạnh.

Bên cạnh đó, không phải cơn đau răng nào cũng kéo dài liên tục. Cơn đau có thể kéo dài hoặc xuất hiện từng cơn, khi nhiệt độ trong khoang miệng thay đổi hay áp lực phát sinh lên răng khi nhai cũng có nguy cơ kích thích cơn đau răng. Ngoài ra, trong một số trường hợp, đau nhức răng có thể xuất hiện mà không cần yếu tố kích hoạt nào.
 

Chỉ dẫn cách điều trị đau răng hàm dưới bên trái hiệu quả nhanh
Đau nhức răng nguyên nhân do đâu?
 

2. Điểm danh nguyên nhân khiến bạn bị đau nhức răng

Cơn đau răng có khả năng xuất hiện dưới hình thức đau âm ỉ, ê buốt răng hoặc đau dữ dội. Đồng thời, nó cũng có thể tự phát sinh hoặc xảy ra do bị yếu tố nào đó kích thích.

Các nguyên nhân phổ biến

– Sâu răng

Tình trạng sâu răng “đâm thủng” lớp men rồi tiến đến ngà răng có khả năng khiến bạn khó chịu vô cùng. Sâu răng tiếp cận buồng tủy răng sẽ càng gây đau đớn hơn do số lượng thương tổn của răng đã tăng lên. Lúc này, lớp cấu trúc bên ngoài của răng đã bị phá hủy nên không còn đủ khả năng đảm đương trọng trách cách nhiệt và bảo vệ tủy. 

– Viêm tủy

Nguyên nhân chính gây ra viêm tủy là do vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng và làm cho tủy sưng lên. Ở giai đoạn đầu của viêm tủy răng, răng bạn chỉ hơi nhạy cảm khi dùng đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Nhưng để càng lâu, cơn đau sẽ tồi tệ kèm theo nguy cơ bị mất răng. 

– Bệnh về nướu

Bệnh nướu răng (nha chu) vô cùng nguy hiểm bởi tình trạng này diễn ra rất nhanh. Trong trường hợp xấu nhất, bệnh sẽ dẫn đến nhiễm trùng răng và cần phải nhổ răng.

– Áp xe răng

Nhiễm trùng phát sinh từ bên trong răng rồi lan đến chân răng cũng như những bộ phận xung quanh. Biến chứng của tình trạng này bao gồm: mất răng, viêm tủy, viêm xương, viêm hạch, làm tiêu xương hàm…

Mọc răng khôn

Răng hàm thứ ba hay răng khôn (răng số tám) là chiếc răng vĩnh viễn mọc cuối cùng ở người trưởng thành. Thông thường, vị trí không gian cho răng khôn dường như rất hẹp hoặc thậm chí là không có. Điều này dẫn đến hệ quả răng hàm thứ ba trở nên mắc kẹt giữa xương hàm và nướu.

Mặt khác, do vị trí khó tiếp cận nên rất nhiều người không vệ sinh răng khôn được, dẫn đến tình trạng phát sinh vấn đề ở khu vực này. Những vấn đề thường xảy ra gồm:

  • Đau răng hàm
  • Nhiễm trùng nướu
  • Sâu răng

– Viêm xoang

Phần chân răng hàm trên tương đối gần với các hốc xoang hàm trên. Do đó, viêm xoang có khả năng ảnh hưởng đến răng hàm, khiến chúng trở nên nhạy cảm và gây ê buốt răng.
 

Đau Răng Có Phải Bệnh Nguy Hiểm Không? Nguyên Nhân, Cách Điều Trị
Đau nhức răng có ảnh hưởng đến sức khoẻ răng miệng như thế nào?
 

3. Các biểu hiện thường thấy khi bị đau răng

Đau răng là tình trạng nhức mỏi, ê buốt răng bên trong hoặc xung quanh bề mặt trăng. Các biểu hiện của đau răng đi kèm sẽ không giống nhau, tùy theo từng nguyên nhân cụ thể. Đại đa số người bệnh khi bị đau răng sẽ có những biểu hiện như:

  • Răng bị đau khi cắn đồ ăn hoặc khi ăn những món ăn lạnh, chua, nóng
  • Vùng nướu lợi quanh răng có dấu hiệu sưng, ửng đỏ, hơi ngứa, chạm vào bị đau nhức
  • Dễ bị chảy máu chân răng khi ăn, khi đánh răng dù tác động rất nhẹ
  • Có tình trạng hôi miệng, hơi thở có mùi khó chịu, thỉnh thoảng xuất hiện hiện tượng bị đắng miệng
  • Đau nhức ngay cả khi không có tác động từ bên ngoài
  • Thường kèm theo biểu hiện sốt nhẹ

Cơn đau răng có thể kéo dài liên tục hoặc theo từng cơn với cường độ khác nhau. Sau khi ăn uống đau nhức trở nên dữ dội hơn.Một vài vị trí đau răng thường thấy:

  • Đau răng cửa
  • Đau răng hàm (đau răng cấm)
  • Đau răng khôn

Đau Răng Dẫn Đến Đau Đầu Là Triệu Chứng Bệnh Gì? Cách Điều Trị
Điều trị đau nhức răng như thế nào?
 

XEM THÊM:

4. Điều trị đau nhức răng tại nha khoa

Tại nha khoa, điều trị đau răng sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân chính. Cụ thể là các nha sĩ sẽ chẩn đoán bệnh, điều trị triệu chứng và có các biện pháp điều trị tận gốc từng bệnh lý.

4.1 Điều trị đau răng do sâu răng:

  • Trị liệu bằng fluoride khi mới chớm xuất hiện các đốm sâu răng, phương pháp này sẽ phục hồi tình trạng của răng một cách nhanh chóng và ngăn chặn sâu răng phát triển
  • Giai đoạn bắt đầu hình thành lỗ sâu, các bác sĩ sẽ sử dụng đến phương pháp trám răng để ngăn chặn sự tiến triển và lan rộng
  • Các lỗ sâu răng chưa quá lớn cũng có thể sử dụng phương pháp mão răng, inlay/onlay để phục hồi
  • Giai đoạn sâu răng ăn vào tủy gây viêm tủy răng bắt buộc phải thực hiện phương pháp chữa tủy và điều trị nội nha để loại bỏ hoàn toàn phần tủy viêm.
  • Nếu viêm tủy quá nặng, ảnh hưởng đến các tổ chức quanh răng khác, việc chữa tủy không mang lại hiệu quả như mong đợi cần tiến hành nhổ bỏ răng.

4.2 Điều trị đau răng do viêm lợi, nướu: 

  • Bước đầu tiên cần làm là loại bỏ cao răng bám chặt tại các chân răng đồng thời thực hiện các biện pháp làm sạch vùng lợi, nếu có biểu hiện đau nhức nặng cần kết hợp thuốc kháng sinh giảm đau.
  • Sau khi vùng lợi đã ổn định trở lại các bác sĩ sẽ tiến hành gây tê để nạo túi lợi
  • Quá trình điều trị viêm lợi người bệnh sẽ cần sử dụng thêm một số loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ như thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm NSAID, thuốc Corticosteroid,…

4.3 Điều trị đau răng do viêm nha chu:

Tùy theo tình trạng viêm nhiễm và mong muốn của người bệnh mà các bác sĩ sẽ có những hướng điều trị phù hợp nhất:

  • Loại bỏ cao răng và mảng bám vi khuẩn trên các chân răng kẽ răng, chà chân răng để làm nhẵn bề mặt, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
  • Trường hợp viêm nha chu nặng hơn, bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật giảm túi; ghép mô liên kết trong trường hợp người bệnh bị mất mô nướu; ghép xương trong trường hợp bị hủy xương quanh chân răng hoặc sử dụng protein kích thích mô,…

Quá trình hình thành sâu răng và cách giải quyết
Điều trị đau nhức răng thế nào hiệu quả?

4.4 Điều trị đau răng do viêm tủy răng:

Điều trị tủy răng tại nha khoa áp dụng cho những trường hợp viêm tủy nặng. Quy trình điều trị viêm tủy răng sẽ thực hiện qua các bước gồm loại bỏ sạch phần tủy bị viêm, loại bỏ các tổn thương trong khoang tủy. Sau đó các bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh ống chứa tủy, trám kín lại và điều trị phục hồi răng.

4.5 Điều trị đau răng do áp xe răng:

  • Trường hợp áp xe nhẹ có thể sử dụng thuốc để làm dịu tổn thương và dần loại bỏ khối áp xe.
  • Trường hợp nặng hơn, bác sĩ sẽ thực hiện chích, rạch ổ chứa mủ, làm sạch mủ. Người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc để giảm đau và giảm thiểu sưng tấy
  • Sử dụng phương pháp trị liệu ống rễ răng nếu muốn bảo tồn triệt để răng bị áp xe,
  • Trường hợp nhiễm trùng nặng sẽ phải tiến hành nhổ bỏ răng

4.6 Điều trị đau răng do mọc răng khôn:

Vốn dĩ răng không có chức năng ăn nhai quá quan trọng, hơn nữa việc mọc ngầm mọc lệch của răng sẽ khiến chất lượng hàm nhai, các răng xung quanh bị ảnh hưởng rất lớn. Do vậy, để giải quyết triệt để tình trạng đau răng do mọc răng khôn, người bệnh nên tiến hành nhổ bỏ.Các bác sĩ sẽ tiến hành chụp phim, quan sát tình trạng mọc của răng để tiến hành nhổ bỏ. Hiện nay có khá nhiều phương pháp nhổ răng khôn tiên tiến nên người bệnh không phải quá lo lắng.
 

BÌNH LUẬN & CHIA SẺ
Đọc thêm
Chat với NhaKhoaTamViet