• Lịch làm việc
    Thứ 2 -> Thứ 7 từ 8:00 -> 20:00, Chủ Nhật từ 8:00 -> 17h
  • Hotline
    Giải đáp thắc mắc dịch vụ: (028) 6675 3538 - Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 600 2312
    nhakhoatamviet366@gmail.com
  • Địa chỉ
    366 Quang Trung, Phường 10
    Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh
KHI NÀO NÊN NHỔ RĂNG KHÔN?
Thứ 5 | 07/04/2022 - Lượt xem: 616

KHI NÀO NÊN NHỔ RĂNG KHÔN? BIẾN CHỨN THƯỜNG GẶP KHI RĂNG KHÔN MỌC LỆCH - MỌC NGẦM

 
1. Răng khôn là gì? Nằm ở vị trí nào?

Trước khi giải đáp khi nào nên nhổ răng khôn thì chúng ta cần làm rõ răng khôn là gì để dễ hiểu hơn nhé. Trong khuôn răng của con người sau quá trình tiến hóa từ loài vượn cổ thì chúng ta có xương hàm bé chỉ khoảng 28 - 32 chiếc răng. Thông thường chúng ta thường nói con người có 32 chiếc răng nhưng thực tế chỉ có 28 răng và khi các răng khôn mọc hoàn chỉnh thì lúc đó chúng ta có 32. 

Răng khôn là răng mọc cuối cùng của hàm răng con người và thường mọc lên trong độ tuổi từ 17 đến 25 tuổi. Răng khôn còn được gọi là răng số tám và đây cũng là rang có kích thước lớn thứ ba của các răng hàm. 

2.Tổng Quan Về Răng Khôn

Răng khôn, thường được gọi là răng hàm thứ ba, thường mọc trước tuổi 25 và chúng được gọi là răng khôn vì chúng mọc ở độ tuổi trưởng thành. Đối với một số người, răng khôn không hề gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của họ, bởi chúng "đến và đi nhẹ nhàng như một cơn gió", không hề gây đau đớn; nhưng đối với những người khác, mọc răng khôn có thể trở thành một vấn đề nếu răng không mọc chồng chéo trong miệng của bạn, mọc sai vị trí hoặc mọc ngầm.Theo Hiệp Hội Nha Khoa Hoa Kỳ, khi răng khôn mọc, nha sĩ của bạn thường sẽ kiểm tra những yếu tố sau đây:

  • Răng khôn mọc không đúng vị trí có thể khiến thức ăn bị mắc ở răng. Tình trạng này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển.
  • Răng khôn không mọc đúng vị trí có thể gây khó khăn cho việc sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh răng khôn và các răng hàm bên cạnh.
  • Răng khôn chỉ mọc một phần có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào nướu và gây ra tình trạng viêm nhiễm. Tình trạng này cũng có thể dẫn đến đau hàm, sưng và cứng hàm.
  • Nếu răng khôn không có đủ không gian để mọc, sẽ xảy ra hiện tượng mọc chồng chéo hoặc sẽ gây tổn thương cho những răng bên cạnh.
  • Răng khôn mọc ngầm  có thể dẫn đến sự hình thành của u nang ở trên hoặc gần răng mọc ngầm. Tình trạng này có thể dẫn đến nguy cơ làm hỏng chân răng của các răng bên cạnh hoặc phá hủy xương hỗ trợ răng của bạn.
Những dấu hiệu mọc răng khôn dễ dàng nhận biết nhất(Dịch vụ nhổ răng khôn uy tín tại  Nha Khoa Tâm Việt)

3. Khi nào nên nhổ răng khôn? 

3.1. Răng khôn mọc sai vị trí gây đau nhức 

Tình trạng răng khôn mọc sai vị trí như mọc lệch, mọc mắc nướu, mọc dưới nướu,… chiếm hơn 60% các trường hợp chỉ định nhổ răng khôn. Việc mọc sai vị trí nếu không ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe hoặc không tạo ra các tình huống như có kẻ hở dễ tích tụ thức ăn thì không cần nhổ răng khôn. 

Khi răng khôn mọc sai vị trí có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh gây viêm nhiễm rễ dây thần kinh và tình trạng nhiễm trùng. Để nhận biết răng khôn mọc sai lệch vị trí thì cảm giác đầu tiên chính là đau nhức, khó chịu, sưng tấy, khó cử động cơ hàm. 

Câu trả lời khi nào nên nhổ răng khôn thì đây chính tình huống bạn cần nhổ để tránh viêm nhiễm lây lan. Tuy nhiên, khi đang đau nhức thì không thể can thiệp nhổ răng chính vì vậy trường hợp này khi đến thăm khám sẽ được hướng dẫn sử dụng thuốc để giảm đau, giảm sưng và tiến hành nhổ răng sau đó.

3.2. Răng khôn bị sâu

Răng khôn bị sâu là tình trạng phổ biến trong vấn đề sức khỏe răng miệng. Răng khôn nằm ở trong cùng của khuôn răng nên không thể quan sát kỹ để vệ sinh như các vị trí răng khác. Cùng với thức ăn cũng dễ mắc kẹt ở răng khôn và trong thời gian dài sẽ khiến tích tụ vi khuẩn gây sâu răng. 
Làm gì để giảm đau sau khi nhổ răng khôn? Cắn bông gòn 30 phút sau khi nhổ răng: Có tác dụng để cầm máu, nếu sau 30 phút vẫn còn rỉ máu thì hãy tiếp tục cắn gạc và thay mới sau 30 phút. Chườm lạnh/ấm: Với chườm lạnh sẽ giúp bạn giảm sưng và đau sau khi nhổ răng khôn hiệu quả. Bạn chỉ cần cho nước lạnh vào túi chườm và để lên má sát với vùng vừa nhổ răng, hoặc sử dụng đá viên xoa nhẹ nhàng ngoài má để thư giãn. Với chườm nóng sẽ giúp tan máu tụ và giảm tình trạng ê buốt. Khi chườm nóng bạn hãy cho nước ấm vào túi chườm và thực hiện tương tự như chườm lạnh. Sử dụng thuốc giảm đau: Không nên tự ý mua thuốc giảm đau về uống mà phải theo chỉ định của bác sĩ.

Trường hợp nào nên nhổ răng khôn, khi nào nên giữ lại? - Bệnh học 4 phương(Đơn vị nhổ răng khôn uy tín quận Gò Vấp)

4.Biến chứng thường gặp khi răng khôn mọc lệch, mọc ngầm nguy hiểm 

Thường thấy nếu những chiếc răng khôn mọc thẳng thì sẽ không sao cả. Tuy nhiên đa số những chiếc răng khôn thường có cách mọc làm hại gia chủ như mọc lệch va vào răng bên cạnh, hoặc mọc ngầm dưới hàm. Nếu gặp tình trạng như vậy, bắt buộc bạn phải tiến hành phẫu thuật để loại bỏ chúng. Răng khôn mọc lệch có ảnh hưởng gì không? Dưới đây là những nguy hiểm bạn có thể gặp phải:

4.1.Sâu răng

Răng khôn bị mọc lệch vào trong rất dễ gây nên tình trạng sâu răng. Đây là tình trạng phổ biến nhất mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Khi đó chiếc răng khôn sẽ bị mọc lệch nghiêng vào chiếc răng số 7 bên cạnh.
Hậu quả của răng khôn mọc lệch rất to lớn, khi ăn uống những mảnh đồ ăn thừa sẽ mắc lại ở điểm nghiêng đó, rất khó để bàn chải có thể chải tới. Vì thế vi khuẩn có hại cho răng miệng đang có được môi trường rất thuận lợi để sinh trưởng. Dần dần sẽ hình thành những lỗ trên răng và phá hủy răng miệng của chính bạn.

4.2.Các bệnh về nướu

Răng khôn mọc lệch có sao không ngoài bị sâu răng? Thì câu trả lời là có ngoài phá hủy men răng biến chứng răng khôn mọc lệch mang lại còn là những bệnh về nướu.
Việc răng khôn bị lệch sẽ làm phần nướu tách khỏi phần chân răng, gây ra một kẽ hở đủ cho thức ăn có thể xâm nhập vào bên trong. Từ đó gây ra tình trạng hơi thở có mùi, nướu bị tổn thương do vi khuẩn tàn phá.

4.3.Nhiễm khuẩn, viêm lợi trùm

Vị trí răng khôn mọc tận sâu bên trong hàm răng, vì vậy việc vệ sinh cũng như phát hiện ra vấn đề rất khó khăn. Thường ăn uống sẽ làm ứ đọng một lượng lớn thức ăn thừa bám vào men răng của chiếc răng khôn. Việc này sẽ càng tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng sinh sôi nảy nở trong khoang miệng.
Việc tích tụ quá lâu ngày sẽ làm tổn thương phần lợi, gây viêm nhiễm, nhiễm trùng,… Lợi bị sưng to và sưng đỏ rất khó khăn trong quá trình nhai nuốt. Nếu không tìm ngay những biện pháp chữa trị kịp thời thì việc biến chứng răng khôn mọc lệch sẽ lan khu vực nhiễm trùng từ má này sang má khác. Việc lây lan như vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe tính mạng của bạn.

4.4.Tình trạng u nang

Răng khôn có quá trình mọc khá đặc biệt, rất khác so với những chiếc răng còn lại. Để một chiếc răng khôn mọc hoàn chỉnh có thể lên đến cả năm trời. Mỗi tháng chỉ nhú một chút, dấu hiệu kèm theo chỉ là sưng tấy nhẹ vùng lợi khiến bạn không thể lường trước có một việc khủng khiếp đang xảy ra.
Việc chiếc răng khôn mọc dưới lớp hàm quá lâu, hay do mọc lệch sẽ gây biến chứng răng khôn mọc lệch làm tổn thương nướu lâu ngày rất dễ gây nhiễm trùng mãn tính. Từ đó hậu quả gặp phải nặng nề nhất là tạo nên khối u nang thân răng, khiến cho cả hàm răng và sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng trầm trọng.
Trường hợp răng khôn mọc lệch gây chèn ép lên các dây thần kinh trên mặt nên tình trạng rối loạn phản xạ sẽ diễn ra. Ngoài ra khi đau răng bạn còn rất khó để có thể ăn uống từ đó khi bụng đói những cảm xúc và cảm giác của bạn trở nên thiếu nhạy bén và dễ nóng giận hơn. Ngoài tình trạng gây chán ăn thì mất khẩu vị tạm thời cũng làm chính bản thân của bạn rất khó chịu.

Có Nên Nhổ Răng Khôn Không? Trường Hợp Nào Cần Nhổ – KaiYen(Răng khôn mọc ngầm và đang đam vào răng bên cạnh)

5.Thực phẩm nên ăn và thực phẩm nên tránh

Uống đủ nước và ăn uống đầy đủ là điều quan trọng để phục hồi, mặc dù bạn có thể không cảm thấy thèm ăn ngay sau khi phẫu thuật. Hãy hỏi bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể về những gì bạn có thể ăn trong những ngày đầu hồi phục. Hãy nghĩ đến thức ăn sẽ dễ ăn mà không cần nhai nhiều và thức ăn không làm tan cục máu đông hoặc vết khâu của bạn.

Ban đầu hãy bắt đầu với thức ăn rất mềm, chẳng hạn như:

  • Súp
  • Nước ép hoa quả
  • Bánh mềm
  • Khoai tây nghiền
  • Sinh tố.

Khi ăn, tránh sử dụng:

  • Thức ăn quá nóng có thể làm bỏng vị trí phẫu thuật
  • Các loại thức ăn hạt như hạt dẻ, lạc … có thể mắc kẹt trong lỗ nơi răng khôn của bạn từng mọc
  • Uống từ ống hút hoặc húp quá mạnh từ thìa, có thể làm tan cục máu đông hoặc làm hỏng vết khâu
BÌNH LUẬN & CHIA SẺ
Đọc thêm
Chat với NhaKhoaTamViet