• Lịch làm việc
    Thứ 2 -> Thứ 7 từ 8:00 -> 20:00, Chủ Nhật từ 8:00 -> 17h
  • Hotline
    Giải đáp thắc mắc dịch vụ: (028) 6675 3538 - Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 600 2312
    nhakhoatamviet366@gmail.com
  • Địa chỉ
    366 Quang Trung, Phường 10
    Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh
MẤT RĂNG BỊ TIÊU XƯƠNG HÀM NHỮNG NGUY HIỂM BẠN CẦN NẮM RÕ
Thứ 2 | 13/05/2019 - Lượt xem: 3280

Khi mất hết răng và bị teo nướu thì phải làm sao?? Tiêu xương hàm có nguy hiểm không?? Địa điểm điều trị mất răng bị tiêu xương hàm an toàn, uy tín, chất lượng tại Nha Khoa Tâm Việt quận Gò Vấp Tp. HCM



 
TIÊU XƯƠNG HÀM RĂNG LÀ GÌ? CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO??


Tiêu xương hàm hay tiêu xương ổ răng là căn bệnh răng miệng nguy hiểm xảy ra khi mất răng thời gian dài, khiến vùng xương chân răng bị tiêu biến, có thể lệch khớp cắn và méo miệng. Vậy bệnh tiêu hàm cụ thể là gì và phải làm thế nào để khắc phục??

 
HIỆN TƯỢNG TIÊU XƯƠNG HÀM LÀ GÌ?


Hiện tượng tiêu xương hàm hay còn gọi là bệnh tiêu xương ổ răng xảy ra khi mật độ xương bị suy giảm do nhiều nguyên nhân dẫn đến gương mặt bị bóp méo, mất cân đối và ảnh hưởng lớn đến khớp cắn. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tiêu biến xương hàm thường là đến từ 2 lý do chính:

Hiện tượng mất răng: Xương hàm được bảo tồn thông qua áp lực kích thích được truyền từ chân răng thông qua việc ăn nhai, khi răng mất đi có nghĩa là lực duy trì không còn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc xương hàm khu vực răng mất dần tiêu biến đi.

Viêm nha chu: Viêm nhiễm lợi, nha chu chính là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến xảy ra tình trạng tiêu xương ổ răng. Giai đoạn đầu khi nướu bị viêm sẽ gây tụt nướu, hở chân răng. Nếu như bệnh vẫn không được quan tâm, điều trị kịp thời thì xương và dây chằng bao bọc quanh răng cũng bị tiêu hủy dần, khiến cho răng không có chỗ dựa nữa.



 


 
TIÊU XƯƠNG HÀM CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?


Do bệnh tiêu xương răng sẽ không xuất hiện ngay lập tức và thường không có biểu hiện gì trong thời gian đầu sau khi mất răng nên nhiều người đánh giá thấp về mức độ nguy hiểm của nó. Để trả lời cho thắc mắc, vậy hiện tượng " tiêu xương ổ răng có nguy hiểm không", bác sĩ tại Nha Khoa Tâm Việt đã giải đáp như sau:

Về mặt sức khỏe: Xương hàm bị tiêu biến sẽ dẫn đến hiện tượng tụt nướu do chất lượng xương hàm giảm sút, giảm chiều cao và độ rộng. Xương hàm không thể nâng đỡ nướu tốt nữa. Đây là cơ hội tốt để vi khuẩn phát triển. Đồng thời có thể gây đau đầu, gây suy giảm sức khỏe người bệnh.

Về mặt thẩm mỹ: Hiện tượng tiêu xương răng có thể dẫn đến xương hàm dưới bị ngắn hơn. Sau khoảng 6 tháng, xương có thể tiêu biến 60%. Các dây chằng và cơ mặt hóp vào trong, các dấu hiệu lão hóa trên mặt sẽ diễn ra nhanh chóng. Khuôn mặt người bệnh sẽ sớm bị teo nhỏ, già nua hơn trông thấy.

Về chức năng ăn nhai: Tiêu xương ổ răng khiến cho xương hàm bị tụt thấp, hàm răng sẽ có xu hướng đổ về phía khoảng trống khiến cho các răng, đặc biệt là răng kế cận bị xô lệch, có nguy cơ lung lay, gãy rụng rất cao. Đồng thời, hai hàm trở nên không khớp nhau, làm cho quá trình ăn nhai của người bệnh rất khó khăn.

Cản trở điều trị: Sau khi mất răng, càng lâu có biện pháp khắc phục, xương hàm sẽ tiêu biến càng nhiều hơn. Tỉ lệ và chất lượng xương ngày càng giảm sút khiến cho việc phục hình răng bằng phương pháp Implant trở nên khó khăn hơn vì trụ Implant khó mà đúng vững trong môi trường xương kém.

Mất răng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trong đó, đáng chú ý nhất là hiện tượng tiêu xương hàm. Vậy mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm??

Mất răng là một tình trạng thường gặp, nhất là ở người trung niên. Việc mất răng có thể do tai nạn hoặc mắc các bệnh lý nha khoa không thể bảo tồn, phục hồi răng thật. Sau khi nhổ bỏ răng, nếu không được phục hình răng giả sớm sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, trong đó đáng chú ý nhất là hiện tượng tiêu xương hàm. Vậy mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm?



 


 
TIÊU XƯƠNG HÀM LÀ GÌ?


Tiêu xương hàm là sự suy giảm về mật độ, số lượng, chất lượng của xương hàm gây tiêu hõm tại vị trí mất răng, từ đó khiến phần nướu teo lại, gương mặt bị lão hóa và chảy xệ. Nguyên nhân tiêu xương hàm chính là lực nhai tác động của răng lên xương hàm không còn nữa. Lâu ngày, quá trình tiêu xương hàm sẽ bắt đầu diễn ra âm thầm và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.

 
MẤT RĂNG BAO LÂU THÌ BỊ TIÊU XƯƠNG HÀM?


Xương hàm có cấu tạo bám chắc vào chân răng, có chức năng nâng đỡ và tăng cường khả năng ăn nhai. Đồng thời, lực nhai của răng tạo sự kích thích lên xương, giúp duy trì các tế bào xương luôn ổn định. Vì vậy, khi nhổ bỏ răng, xương hàm sẽ có một khoảng trống tại vị trí chân răng bị mất và không còn được tác động cơ học (lực nhai của răng) nên dần bị tiêu.
Qúa trình tiêu xương nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào cơ địa, tình trạng sức khỏe răng miệng của mỗi người. Tuy nhiên, thông thường sau khi mất răng khoảng 3 tháng, mật độ xương sẽ suy giảm từ từ. Các biểu hiện tiêu xương ở giai đoạn đầu rất khó nhận biết bằng mắt thường. Tiêu xương chỉ biểu hiện rõ rệt khi nướu bị teo, gương mặt mất cân đối và già hơn so với tuổi.


 
NHỮNG DẠNG TIÊU XƯƠNG HÀM KHI MẤT RĂNG


Tiêu xương hàm theo chiều ngang: Độ rộng của xương hàm tại vị trí mất chân răng sẽ thu hẹp lại, vùng xương kế cận giãn ra, xâm lấn sang khoảng trống xương vừa bị tiêu khiến các răng kế cận đổ nghiêng, xô lệch gây mất thẩm mỹ và tự tin trong giao tiếp.

Tiêu xương hàm theo chiều dọc: Phần xương hàm ngay dưới nướu bị tiêu hõm xuống, thấp trũng sâu hơn so với xương hàm kế cận. Theo thời gian, vùng nướu tại vị trí tiêu xương cũng bị teo nhỏ lại.

Tiêu xương khu vực xoang: Khi bị mất răng ở hàm trên, các đỉnh xoang sẽ tràn xuống và độ rộng của xương tăng dần theo thời gian nếu không có chân răng thay thế chân răng thật.

Tiêu xương toàn bộ khuôn mặt: Thường xảy ra trong trường hợp mất nhiều răng ở hàm trên và hàm dưới. Các biểu hiện tiêu xương khi mất nhiều răng dễ phát hiện hơn bởi khuôn mặt có nhiều thay đổi rõ rệt, khuôn miệng hõm vào, mặt nhăn nheo và có nhiều nếp nhăn.

Hạ thấp xương hàm khi mất nhiều răng: Nếu tình trạng tiêu xương hàm không được khắc phục kịp thời, theo thời gian, xương hàm bị tiêu dần dần các ống thần kinh nằm sâu bên dưới, gây nhiều khó khăn trong phục hồi xương hàm khi phục hình răng giả bằng cấy ghép implant.



 


 
KHI BỊ MẤT HẾT RĂNG VÀ NƯỚU BỊ TEO ĐI PHẢI LÀM SAO?


Một trong những hậu quả thường gặp của mất răng là teo nướu, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng, nha chu. Vậy làm thế nào để khắc phục khi bị mất hết răng khiến nướu bị teo đi? Đó là vấn đề được nhiều người mất răng lâu năm quan tâm, đặc biệt là ở độ tuổi trung niên.

 
VÌ SAO MẤT HẾT RĂNG DẪN ĐẾN TEO NƯỚU?


Trong điều kiện bình thường, xương hàm và răng luôn gắn kết thành một khối, xương hàm được giữ ổn định do vẫn còn chân răng. Tuy nhiên, khi mất hết răng, không còn chân răng để kích thích sự phát triển của xương toàn hàm, lúc này xương hàm phía trên có xu hướng sụt dần xuống thấp, dẫn đến tình trạng teo nướu. Khi vi khuẩn có hại tập trung nhiều sẽ gây nên viêm nướu nghiêm trọng.

 
CÁCH KHẮC PHỤC MẤT RĂNG, TEO NƯỚU NHƯ THẾ NÀO?


Để khắc phục tình trạng này, người mất răng nên trồng răng giả càng sớm càng tốt, nhưng phải tìm đến phương pháp phục hình toàn diện cả chân răng và thân răng.

Hiện nay trong nha khoa, cấy ghép Implant được xem là phương pháp phục hình răng tiên tiến nhất, có thể khắc phục được mọi hậu quả kinh hoàng của mất răng. Do khôi phục được chân răng, nên implant nha khoa không chỉ ngăn chặn được tình trạng teo nướu, tụt nướu mà còn hạn chế đến mức tối đa hiện tượng tiêu xương hàm, giúp diện mạo gương mặt trở nên trẻ trung hơn.

Trồng răng implant là quá trình đặt trụ Titanium vào xương hàm để thay thế chân răng. Sau đó, gắn răng sứ phía trên tạo thành một chiếc răng giả có cấu tạo hoàn chỉnh như răng thật.
Khi mất răng toàn hàm, không nhất thiết phải cấy đủ số trụ răng bị mất, mà chỉ chọn 4 hoặc 6 vị trí răng có xương hàm ổn định và tiến hành cấy trụ implant. Các phương pháp trồng răng implant toàn hàm phổ biến:

Implant All - on 4: Đây là phát minh của công ty Nobel Biocare Implant (Mỹ). Bác sĩ tiến hành cấy ghép 4 trụ Implant ở mỗi hàm (2 trụ đặt thẳng, 2 trụ đặt nghiêng) nâng đỡ hàm giả gồm 12 thân răng sứ hoặc răng Acrylic hoặc Composite được cố định trên thanh bar Titanium CAD/CAM. Đặc điểm cơ bản của phương pháp này là trồng răng toàn hàm với số lượng trụ implant ít nhất có thể, hạn chế phẫu thuật ghép xương, tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, nhược điểm của Implant All - on - 4 là nếu 1 trụ implant bị hỏng gần như sẽ bị hỏng toàn bộ phục hình. Vì vậy, khi trồng răng nên lựa chọn hệ trụ implant có chất lượng tốt như Nobel (Mỹ) hoặc Straumann (Thuy Sĩ).

Implant All - on - 6: Phương pháp này phù hợp với người bị mất hết răng nhưng nướu bị teo đi, không đủ điều kiện để cấy ghép Implant đơn lẻ. Bác sĩ sử dụng 6 trụ Implant bằng Titanium cắm vào mỗi hàm. Tất cả các trụ đều được cấy thẳng, trong đó 4 trụ giữa cắm ở vị trí răng mặt trước và 2 trụ hai bên cắm vào vị trí răng mặt sau (răng hàm). Do được cắm 6 trụ nên khi phục hình sẽ cho hàm răng chắc khỏe hơn phương pháp All - on - 4.

Nhìn chung các phương pháp trồng răng toàn hàm nói trên đều là kỹ thuật hiện đại, đòi hỏi phải được thực hiện bởi Bác sĩ giỏi, có máy móc và thiết bị tiên tiến hỗ trợ. Chính vì vậy, người mất răng nên tìm đến địa chỉ nha khoa tốt và uy tín.

Hiện tại, Nha Khoa Tâm Việt được xem là nha khoa đầu tiên dành riêng cho người trung niên, với liệu pháp cấy ghép Implant không đau được khách hàng tín nhiệm.



 


 
LÀM SAO ĐỂ TRỒNG LẠI RĂNG BỊ MẤT KHI BỊ TIÊU XƯƠNG HÀM?


Đôi khi, có một số nha khoa không có đủ khả năng để thực hiện cấy ghép răng nên thường khi bệnh nhân bị tiêu xương sẽ chẩn đoán không phục hình được. Vì vậy răng Implant cũng tương đương với các ca phẫu thuật lớn, không phải nha khoa nào cũng có thể đảm trách.

Việc bạn được chẩn đoán tiêu xương chỉ qua thăm khám ngoài mà không soi chụp đã cho thấy phần nào điều này. Chỉ khi trải qua soi chụp và khảo sát xương hàm mới có thể biết chắc rằng bạn có thể bị tiêu xương hay không và mức độ như thế nào, có thể làm răng giả vĩnh viễn được không.

Trong trường hợp bị tiêu xương hàm thật thì bạn sẽ được phẫu thuật để ghép xương nhân tạo sau đó cấy ghép răng hoàn chỉnh. Như vậy, khi bị tiêu xương ahfm thì không có nghĩa đã hết hy vọng khôi phục lại răng. Bạn sẽ được bổ sung them xương nhân tạo để đảm bảo cho việc cấy ghép implant thành công.

Khi cắm răng giả tại Nha Khoa Tâm Việt bạn chỉ phải chuẩn bị tốt về mặt sức khỏe và sẵn sàng tâm lý cho cuộc cấy ghép, có thể bao gồm cả ghép xương nếu cần thiết. Ngoài ra tất cả sẽ cho trung tâm đảm trách điều trị cho bạn. Thông thường, sau khi ghép răng khoảng 6 - 9 tháng thì xương nhân tạo sẽ có sự tích hợp hoàn toàn đối với xương hàm thật, khi đó bệnh nhân sẽ đủ khả năng để cấy ghép Implant.

Bạn có thể yên tâm là khi trồng răng giả tại Nha Khoa Tâm Việt, bạn sẽ được phục hình bằng công nghệ Ghép răng Implant 4S hiện đại do các bác sĩ của bệnh viện Răng Hàm Mặt Forsyth - Hoa Kỳ sáng chế thành công. Công nghệ này hội tụ được 4 ưu điểm cơ bản rất hữu ích sau đây:

- Khôi phục lại răng toàn diện, trùng khớp với răng thật

- Cho khả năng tích hợp xương và lành thương nhanh chóng

- Răng bền chắc, chịu lực tốt nên đảm bảo ăn nhai như răng thật

- Thời gian phục hình nhanh chóng cho răng duy trì lâu dài trên cung hàm.


Công nghệ làm răng giả vĩnh viễn này hiện chỉ được ứng dụng độc quyền tại Nha Khoa Tâm Việt bạn có thể liên hệ về trung tâm để được tư vấn chi tiết hơn về " trồng lại răng bị mất" trước khi quyết định điều trị nhé! Cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ!!



 


 

BẢNG GIÁ DỊCH VỤ NHA KHOA UY TÍN GÒ VẤP :http://www.nhakhoatamviet.com

Đăng ký khám tại Phòng khám nha khoa Tâm Việt tại http://www.nhakhoatamviet.com

Địa chỉ: 366 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh

Email: nhakhoatamviet366@gmail.com

Điện thoại: 028.66 753 538 – 0941 818 149

Facebook.com/nhakhoatamviet.366

BÌNH LUẬN & CHIA SẺ
Đọc thêm
Chat với NhaKhoaTamViet