• Lịch làm việc
    Thứ 2 -> Thứ 7 từ 8:00 -> 20:00, Chủ Nhật từ 8:00 -> 17h
  • Hotline
    Giải đáp thắc mắc dịch vụ: (028) 6675 3538 - Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 600 2312
    nhakhoatamviet366@gmail.com
  • Địa chỉ
    366 Quang Trung, Phường 10
    Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh
NGUYÊN NHÂN BỊ MÒN MẶT NHAI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
Thứ 2 | 03/12/2018 - Lượt xem: 12303

Trám răng mòn mặt nhai có hiệu quả không??? Răng bị mòn mặt nhai phải làm sao??? Răng mòn mặt nhai nên làm gì??? Địa điểm điều trị mòn mặt nhai uy tín, chất lượng tại Nha Khoa Tâm Việt quận Gò Vấp TP. HCM

 
 
GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG RĂNG BỊ MÒN MẶT NHAI


Mòn mặt nhai là một trong những vấn đề phổ biến mà nhiều người gặp phải. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng cơ chế mòn mặt nhai thì chỉ có một. Bởi vậy, việc hỗ trợ điều trị khỏi răng bị mòn mặt nhai một cách hiệu quả là điều có thể.

 
RĂNG BỊ MÒN MẶT NHAI LÀ GÌ??


Đây là tình trạng mặt nhai của răng bị mất mô răng. Mòn mặt nhai mức độ nhẹ xảy ra ở men răng, nhưng khi sự mòn men tiến sâu vào ngà răng thì mặt nhai bị mòn đã chuyển sang giai đoạn nặng hơn.

Kéo theo đó là sự tăng nặng của cảm giác ê buốt của răng bị mòn mặt nhai. Chính cảm giác này là nguyên nhân khiến cho việc ăn nhai bị ảnh hưởng. Mặt nhai của răng bị mòn còn dẫn đến nguy cơ nghiêm trọng hơn cho răng là sự giảm sút về sức khỏe của răng theo thời gian.

 

NGUYÊN NHÂN GÂY MÒN MẶT NHAI


Mặt nhai của răng bị mòn có thể do nguyên nhân cơ học, hóa học hoặc một số bệnh lý khác.
Khi mặt nhai bị chà xát mạnh trong thời gian dài sẽ dẫn đến mòn mặt nhai do có học. Thao tác chải răng và ăn nhai chính là căn nguyên dẫn đến mòn mặt nhai cơ học.

Các thành phần chất trong thực phẩm mà tiêu biểu là axit có tác hại bào mòn răng. Đặc biệt là mặt nhai vì đây là điểm tiếp xúc với thực phẩm nhiều. Bởi vậy, người ăn nhiều cam, chanh, nước khoáng, nước ngọt có gas, thường xuyên dùng thuốc Vitamin C, aspirin dạng nhai thường có nguy cơ bị mòn mặt nhai cao hơn. Đây chính là sự mòn mặt nhai hóa học.
Ngoài ra, chứng trào ngược dịch vị dạ dày lên miệng cũng có thể gây nê sự mòn răng tổng thể.



 


 
TRÁM RĂNG MÒN MẶT NHAI CÓ HIỆU QUẢ HAY KHÔNG???


Răng bị mòn mặt nhai là tình trạng phổ biến có nguyên nhân chủ yếu là do ăn nhai mạnh quá mức tức là những tác động cơ học đến răng hoặc do sử dụng những thực phẩm chứa axit quá nhiều dẫn tới lớp men bên ngoài bị mòn đi. Mòn mặt nhai chủ yếu diễn ra tại răng hàm - nơi có sự tiếp xúc trực tiếp với thức ăn. Thông thường, răng hàm mặt có thể bị mòn ở các hố rãnh mặt nhai hoặc mặt trong ngoài. Mặt nhai thường mòn tạo hình chén hoặc miệng núi lửa, khi mòn nhiều thì ở giữa thường có màu vàng sẫm (màu ngà răng) xung quanh có viên trong (bờ men răng). Răng bị mòn mặt nhai chủ yếu gây nên tình trạng ê buốt do lớp men răng bị mất và ngà răng bị lộ ra. Nếu trường hợp nặng có thể dẫn tới lộ tủy hay viêm tủy.


 
TRÁM RĂNG MÒN MẶT NHAI CÓ HIỆU QUẢ HAY KHÔNG??


Răng bị mòn mặt nhai hoàn toàn có thể khắc phục bằng hàn trám. Đây là cách sử dụng vật liệu trám như amalgam hoặc composite trám bít vào phần răng bị mòn mất mô răng giúp cho phần ngà răng không bị lộ, giúp giảm e buốt cũng như hạn chế những bệnh lý răng miệng có thể xảy ra do vi khuẩn xâm nhập. Hàn trám tuy không phải là một thao tác khó nhưng đòi hỏi bác sĩ phải có kỹ thuật tốt, giàu kinh nghiệm để vật liệu trám bám chắc vào bề mặt răng và có thể tạo hình được như mong muốn mà không bị bong tróc khi ăn nhai.

Tuy nhiên, vật liệu trám răng thường có độ bền không cao, sau một thời gian sẽ có xu hướng bị bong tróc ra. Do đó, thường từ 2-3 năm bạn nên đi trám lại nếu không tình trạng mòn mặt nhai, ê buốt sẽ nghiêm trọng hơn. Sau khi trám tốt nhất bạn nên hạn chế ăn nhai những thức ăn cứng hoặc dai khiến răng chịu tác động của lực quá nhiều, chú ý vệ sinh răng miệng tốt hàng ngày để thức ăn không bám vào bề mặt của răng.

Nha Khoa Tâm Việt với ứng dụng công nghệ mới nhất sẽ đem lại hiệu quả trám lâu bền nhất. Giúp hạn chế tình trạng khoang trám bị thấm nước hay tình trạng long chân bám, giúp cho chất liệu bám chặt và bề mặt răng, làm cho vết trám được bền chắc hơn nhiều lần sau khi đông cứng bằng ánh sáng đèn laser.

Trám răng thẩm mỹ cũng hạn chế tối đa những xâm lấn có hại đến răng, không làm thay đổi cấu trúc răng, do đó không khiến răng bị ê buốt. Sau khi trám, bạn có thể ăn nhai bình thường mà không gặp phải tình trạng ê nhức răng và đảm bảo tính thẩm mỹ cao nhất.



 


 
CÓ CÁC NÀO CHỮA HẾT RĂNG MÒN MẶT NHAI KHÔNG??


Răng bị mòn mặt nhai là hiện tượng men răng ở mặt nhai của các răng (đặc biệt là răng hàm) bị mòn bớt. Nguyên nhân chủ yếu là do chịu tác động bởi lực trong thời gian dài. Tật nghiến răng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mà bạn đang gặp phải hiện nay.

Do đó muốn biết có cách nào chữa hết răng mòn mặt nhai không cần căn cứ trên đặc điểm cơ bản này mới có hướng khắc phục được hiệu quả.


 
CÓ CÁCH NÀO CHỮA HẾT RĂNG MÒN MẶT NHAI KHÔNG??


Tình trạng răng bị mòn mặt nhai vẫn điều trị triệt để được, nhưng phải đúng cách và dựa trên đặc điểm cụ thể ở từng bệnh nhân.

Thông thường, khi bị mòn mặt nhai có thể tái khoáng hóa nếu mức độ mòn ở thể nhẹ. Nặng hơn có thể hàn trám răng và nặng nhất là phải bọc răng sứ cho những chiếc răng này.

Với riêng trường hợp này của bác sĩ, cần điều trị theo hướng sau đây:

- Đeo máng nhựa để điều trị tật nghiến răng trước trong một thời gian.

- Trám răng hoặc bọc răng sứ cho những chiếc răng bị mòn mặt nhai.


 
TRÁM RĂNG


Là biện pháp dùng vật liệu nhân tạo, chủ yếu là composite để phủ lên trên mặt nhai, cách ly mặt răng với các kích ứng nhiệt và lực nhai. Đồng thời, tạo hình lại các múi răng để khôi phục lại khả năng nhai nghiền thức ăn cho răng như ban đầu.

 
BỌC RĂNG SỨ


Là biện pháp tạo hình hoàn thiện một thân răng sứ có hình thể chuẩn, trùng khớp với răng ở vị trí bị mòn mặt nhai nhưng có hình thể đẹp hơn và các gờ rãnh đầy đủ, chuẩn xác. Chiếc thân răng này sẽ bọc lên trên thân răng thật bị mòn mặt nhai để bảo vệ.

Giữa hai cách trám và bọc răng bạn có thể lựa chọn giải pháp nào đáp ứng được mong muốn cụ thể của mình. Nếu trám răng chi phí sẽ rẻ hơn nhưng lại không bền đẹp, chắc chắn được như răng sứ.



 


 
RĂNG BỊ MÒN MẶT NHAI PHẢI LÀM SAO??


Mòn răng cơ học và mòn răng hóa học là hai loại tổn thương. Trong đó, phần mô răng bao bọc phía ngoài, tức men răng, bị bào mòn. Đôi khi nó cũng tổn thương mô răng sâu hơn.
Mòn răng cơ học gây ra bởi sự cọ xát răng. Chải răng quá mạnh là nguyên nhân phổ biến gây nên mòn răng cơ học. Dùng tăm xỉa răng không đúng cách cũng gây nên hiện tượng này.
Răng bị mòn mặt nhai, mòn cổ răng... Là những dạng mòn răng điển hình nhất.

Mòn răng hóa học là do những chất hóa học, điển hình là axit gây nên. Thông thường axit có trong nước ép cam, chanh, nước khoáng, nước ngọt có gaz hoặc các loại thức ăn khác.

Chứng trào ngược dịch vị dạ dày lên miệng cũng có thể gây nên sự mòn răng. Ngay cả sự tiếp xúc thường xuyên với Clo và các hóa chất khác trong bể bơi cũng có thể dẫn đến hiện tượng này.

Ngoài ra, bất cứ loại thuốc nào có pH axit như viên Vitamin C nhai, viên aspirin nhai cũng có thể gây mòn răng khi tiếp xúc thường xuyên với bề mặt răng.


 
TRIỆU CHỨNG


Mòn răng cơ học do đánh răng có thể dẫn đến những rãnh khuyết hình V ở 1/3 cổ răng, gần đường viền nướu. Nó cũng có thể xảy ra với mặt nhai của răng.

Những tổn thương mòn răng do dùng tăm xỉa răng thường xảy ra giữa các răng. Mòn răng hóa học có biểu hiện khác với mòn răng cơ học. Mòn răng hóa học để lại bề mặt nhẵn vùng mô răng ngoài cùng.

Cả mòn răng hóa học và mòn răng cơ học đều làm tăng nhạy cảm với thức ăn, đồ uống ngọt, nóng hoặc lạnh. Diễn tiến xấu hơn nếu ngà răng bên trong men răng bị lộ ra.

Ngà răng bảo vệ cấu trúc bên trong của răng: Tủy răng, chứa thần kinh và mạch máu, nếu sự mòn răng này không được điều trị sẽ dẫn đến áp xe và mất răng. Cả mòn răng cơ học và mòn răng hóa học đều ảnh hưởng đến bề ngoài của răng.



 


 
CHẨN ĐOÁN


Để phát hiện mòn răng cơ học hay mòn răng hóa học, bạn nên đến nha sĩ. Đôi khi nó được chẩn đoán sau khi răng xuất hiện, hiện tượng nhạy cảm với nhiệt độ hoặc thức ăn ngọt. Đầu tiên nha sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây nên mòn răng, từ đó có phương pháp điều trị cần thiết để chấm dứt triệu chứng.

Thông thường, răng hàm có thể bị mòn ở các hố rãnh mặt nhai hoặc mặt trong, ngoài. Mặt nhai thường mòn tạo hình chén hoặc miệng núi lửa, khi mòn nhiều thì ở giữa thường có màu vàng sẫm (màu ngà răng) xung quanh có viền trong (bờ men răng).

Răng cửa hay mòn ở rìa cắn do thói quen cắn đinh ghim, nắp chai... Mòn ở mặt trong răng thường gặp do hay bị nôn và mặt ngoài do tiếp xúc với bụi hoặc hơi nước có axit.

Cổ răng cửa và răng hàm có thể bị mòn thành khí rãnh có hình chữ V ở mặt ngoài, gây nên buốt và có thể gây viêm tủy răng. Đối với người dùng bàn chải điện, cũng có kiểu mòn răng điển hình, có khuyết hình tròn trên bề mặt răng do không di chuyển bàn chải đến các vị trí trong quá trình chải răng khiến răng bị mòn mặt nhai.



 


 
PHÒNG NGỪA
 
ĐỂ PHÒNG TRÁNH MÒN RĂNG CƠ HỌC VÀ MÒN RĂNG HÓA HỌC, CÁC NHA SĨ KHUYÊN NÊN CHÚ Ý NHỮNG ĐIỀU SAU:


- Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, không chải răng quá mạnh.

- Dùng bàn chải mềm và kem đánh răng có chứa flour.

- Sau khi đánh răng, nhổ phần còn lại của kem đánh răng và không cần phải súc miệng. Nếu muốn súc miệng, nên bôi một lượng nhỏ kem đánh răng lên răng, tác dụng của flour sẽ hiệu quả trên răng.

- Ngay sau khi tiếp xúc với thức ăn, nước uống có chứa axit, súc miệng bằng nước, sữa hoặc nước súc miệng có chứa flour.

- Uống nhiều nước trong ngày, đặc biệt giữa các bữa ăn.

- Tránh hoặc giảm thiểu việc ăn uống có chứa axit. Hạn chế thức uống có chứa axit trong bữa ăn.

- Nên uống sữa không đường và không hương vị thay cho các thức uống có chứa axit.

- Uống những thức uống có chứa axit bằng ống hút. Đặt ống hút vào sau các răng trước, khoảng giữa lưỡi.

- Trì hoãn việc đánh răng ít nhất 30 phút sau khi tiếp xúc với axit để nước bọt giúp làm trung hòa men răng.

- Nhai kẹo cao su để tăng tiết nước bọt.

- Sử dụng chỉ nha khoa và tăm xỉa răng đúng cách

- Uống Vitamin C với nước thay vì nhai chúng.

- Nha sĩ có thể cho toa thuốc bao gồm các loại thuốc có chứa flour, như kem flour để bôi lên răng.



 


 
ĐIỀU TRỊ


Khi thấy xuất hiện một vết khuyết trên răng, hãy nói nha sĩ. Cũng có thể cảm thấy ê răng. Vấn đề được phát hiện sớm, tổn thương sẽ được ngăn chặn. Điều trị mòn răng tùy thuộc vào tình trạng tổn thương mô răng.

Nếu tổn thương mòn răng sâu vào bên trong, có thể bọc răng toàn sứ. Nếu là mòn nông, không bị nhạy cảm, có thể không cần điều trị. Đối với những răng nhạy cảm, nha sĩ có thể khuyên bạn nên dùng kem flour và nước súc miệng ở nhà.

Nếu răng cần trám, nha sĩ sẽ thay thế phần men răng biến mất bằng một vật liệu trám có màu giống với răng. Có hai loại vật liệu được dùng Composite (miếng trám nhựa) và GIC (Glass lonomer Cement). Đối với những răng mòn sâu có thể cần đến điều trị tủy hoặc nhổ bỏ.
Những điều trị phục hồi có thể thực hiện để cải thiện chức năng và thẩm mỹ đối với răng.
Nếu nguyên nhân của sự mòn răng do thuốc đang sử dụng, bạn có thể được bác sĩ nha khoa tư vấn. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể cho toa thuốc khác hoặc thay đổi cách dùng để giảm nguy cơ làm mòn răng.

Tuy nhiên, nha sĩ sẽ không điều trị phục hình khi mà nguyên nhân mòn răng vẫn còn tồn tại, chỉ có thể giúp hạn chế sự mòn răng. Ví dụ như nha sĩ sẽ bọc sức lên các răng bị mòn mặt nhai vai trò như một rào chắn sự tiếp xúc giữa axit và răng.



 


 

BẢNG GIÁ DỊCH VỤ NHA KHOA UY TÍN GÒ VẤP :http://www.nhakhoatamviet.com

Đăng ký khám tại Phòng khám nha khoa Tâm Việt tại http://www.nhakhoatamviet.com

Địa chỉ: 366 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh

Email: nhakhoatamviet366@gmail.com

Điện thoại: 028.66 753 538 – 0941 818 149

Facebook.com/nhakhoatamviet.366

BÌNH LUẬN & CHIA SẺ
Đọc thêm
Chat với NhaKhoaTamViet