• Lịch làm việc
    Thứ 2 -> Thứ 7 từ 8:00 -> 20:00, Chủ Nhật từ 8:00 -> 17h
  • Hotline
    Giải đáp thắc mắc dịch vụ: (028) 6675 3538 - Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 600 2312
    nhakhoatamviet366@gmail.com
  • Địa chỉ
    366 Quang Trung, Phường 10
    Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh
NGUYÊN NHÂN GÂY SÂU RĂNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
Thứ 2 | 10/02/2020 - Lượt xem: 1475

Nguyên nhân gây sâu răng?? Cách điều trị sâu rặng tận gốc?? Địa điểm điều trị sâu răng an toàn, uy tín, chất lượng tại Nha Khoa Tâm Việt quận Gò Vấp Tp.HCM



 
GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ TRONG TRƯỜNG HỢP SÂU RĂNG 


Sâu răng là bệnh răng miệng phổ biến nhất hiện nay. Đặc biệt là sâu răng hàm. Răng hàm có vai trò quan trọng trong việc ăn nhai, nhưng lại dễ bị sâu do thức ăn và mảng bám tích tụ. Muốn khắc phục tình trạng này, bắt buộc phải có sự can thiệp của bác sĩ nha khoa. Vậy khi bị sâu răng nặng, phải làm sao để khắc phục và đảm bảo chức năng ăn nhai bình thường??

 
NHỮNG DẤU HIỆU NHẬN BIẾT RĂNG BỊ SÂU NẶNG


Răng hàm gồm răng số 6 và răng số 7 là những răng có vai trò quan trọng trong việc ăn nhai quan trọng trên cung hàm. Những răng này tiếp xúc rất nhiều với thức ăn. Do đó, nếu không được vệ sinh kỹ lưỡng thì sẽ rất dễ bị vi khuẩn gây sâu răng tấn công.

Bạn có thể xác định được răng sâu bằng mắt thường hoặc qua cảm nhận trong quá trình ăn nhai. Sâu răng thường được biểu hiện qua những dấu hiệu sau:

- Khi sâu răng hàm, bạn sẽ thấy vết đen bám trên rãnh mặt nhai hoặc trên bề mặt răng bất kỳ, làm răng bị sâu đen.

- Răng bị ê buốt khi ăn đồ quá nóng hay quá lạnh hoặc quá cay. Thậm chí, bạn còn cảm thấy răng hàm bị nhói đau khi chải răng.

- Thỉnh thoảng bạn sẽ xuất hiện những cơn đau nhức do sâu răng hàm trên hoặc dưới, gây ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai.

- Vi khuẩn sâu răng còn gây hôi miệng, khi thấy miệng có mùi hôi dù đã chải răng, thì có thể bạn đang bị sâu răng.

Khi bạn có thể nhận biết răng đã sâu bằng các dấu hiệu bên ngoài có nghĩa là tình trạng răng sâu đã lâu và chuyển sang mức độ nặng. Vì sâu răng thường phát triển ở dưới bề mặt, vi khuẩn gây sâu răng phá hủy men răng từ bên trong nên bề mặt răng vẫn nguyên vẹn. Cho đến khi lượng men răng mất dần đi, bề mặt răng bị phá vỡ thì bạn mới nhìn thấy sâu răng bằng mắt thường.



 


 
KHI RĂNG HÀM SÂU NẶNG PHẢI LÀM SAO??


Cho dù mức độ sâu răng nặng hay nhẹ thì bạn vẫn nên đến phòng khám nha khoa, để được bác sĩ hỗ trợ điều trị càng sớm càng tốt. Khi răng hàm bị sâu, bạn nên chú ý đến việc vệ sinh, chăm sóc răng miệng hàng ngày như:

+ Chải răng đúng cách, sử dụng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng và các dụng cụ nha khoa làm sạch răng chuyên dụng để hạn chế sâu răng.

+ Chú ý bổ sung thêm fluor bằng cách sử dụng các sản phẩm có chứa nồng độ fluor thích hợp có trong nước uống, nước súc miệng, kem đánh răng,...

+ Có chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế đồ ăn quá nhiều tinh bột, đường, tăng cường ăn rau xanh để hỗ trợ làm sạch mảng bám trên răng.

Những cách chăm sóc răng trên tuy không chữa triệt để được tình trạng răng hàm sâu nặng, nhưng có thể hạn chế được sự phát triển của răng sâu và hạn chế lây lan sang các răng kế cận răng sâu. Sau khi phát hiện răng có vấn đề, bạn nên trực tiếp đến gặp nha sĩ để có biện pháp khắc phục răng sâu nặng.

Đây là cách tốt nhất để hỗ trợ cho bạn điều trị khỏi tình trạng sâu răng, vì chỉ có nha sĩ mới kiểm tra được cho bạn được tình trạng răng sâu đang ở mức độ nào, có thể chữa khỏi hay buộc phải nhổ răng vì sự an toàn của cả hàm răng. Bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp điều trị như sau:


 
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP KHẮC PHỤC KHI RĂNG BỊ SÂU


Với trường hợp răng hàm bị sâu ở mức độ nhẹ, thì phương án tối ưu là hàn, trám răng. Phương pháp này được thực hiện bằng cách: Sau khi nạo sạch vết sâu trên răng, nha sĩ sẽ hàn răng để phục hình cho răng và ngăn ngừa những tác động bên ngoài, đặc biệt là những vi khuẩn tấn công lên răng đang bị bệnh.

Nếu trường hợp răng sâu ở mức độ quá nặng không thể phục hồi thì bắt buộc phải nhổ để răng sâu không lây lan sang các vị trí răng bên cạnh. Răng hàm có vai trò rất quan trọng trong hoạt động ăn nhai, nếu như bị sâu răng hàm thì bạn nên sớm điều trị để không dẫn đến những hậu quả đáng tiếc như mất răng.

Hiện nay, nhổ răng hàm bị sâu nặng không còn gây cảm giác quá đau nhức như trước đây, vì bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị máy siêu âm để làm đứt gãy liên kết giữa thân răng và nướu, rồi nhẹ nhàng gắp răng ra mà hoàn toàn không gây khó chịu cho khách hàng bắt buộc phải nhổ răng.
Khi nghi ngờ bị sâu răng và muốn biết cụ thể răng bị sâu nặng thì phải làm sao?? Và những tác hại nếu răng hàm bị sâu nặng?? Tốt nhất bạn hãy trực tiếp đến phòng khám nha khoa để được bác sĩ thăm khám, tư vấn và giải thích cụ thể, chi tiết nhất.



 


 
DIỄN BIẾN CỦA BỆNH SÂU RĂNG


Răng bị sâu khác với bộ phận khác bị tổn thương. Vì đây là một quá trình và là một bộ phận duy nhất trong cơ thể không có khả năng tự phục hồi, phải chữa trị. Thông thường sâu răng phát triển liên tục từ lớp nông đến lớp sâu của răng.


GIAI ĐOẠN 1: XUẤT HIỆN CÁC ĐỐM TRẮNG


Răng bị sâu khác với bộ phận khác bị tổn thương, vì đây là bộ phận duy nhất trong cơ thể không có khả năng tự phục hồi, phải chữa trị. Thông thường sâu răng phát triển liên tục từ lớp nông đến lớp sâu của răng nếu không có sự can thiệp điều trị của các biện pháp nha khoa.


GIAI ĐOẠN 2: SÂU MEN RĂNG

Ở giai đoạn này vi khuẩn sâu răng đã tạo thành một vùng tổn thương rõ rệt trên bề mặt răng, có màu nâu hoặc đen. Khi ăn các thức ăn nóng, lạnh bệnh nhân sẽ có cảm giác ê buốt và hơi đau nhức.


GIAI ĐOẠN 4: VIÊM TỦY

Thật tệ nếu bạn không điều trị sâu răng ở giai đoạn 3 vì để bệnh phát triển đến giai đoạn viêm tủy sẽ rất nguy hiểm. Tủy bị viêm nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiễm trùng gây ra áp xe răng, viêm xương hàm... tệ nhất là không giữ được răng.


 
NGUYÊN NHÂN GÂY SÂU RĂNG
 
DO VI KHUẨN


- Vi khuẩn Streptococus Mutans làm lên men các chất bột và đường có trong thức ăn thành axit lactic.

- Nếu sau khi ăn, ta không chải sạch răng thì 15 phút sau đường và chất tinh bột có trong miệng sẽ bị biến thành axit. Axit sẽ ngấm vào các vết nứt, các chỗ trũng trên mặt răng phá hủy men răng và cấu trúc răng, tạo nên những lỗ hỏng.

- Vi khuẩn Streptococcus Mutans luôn hiện diện ở môi trường miệng của tất cả mọi người.

- Người ta nói rằng có 4 nguyên tố như một chuỗi liên hoàn gây ra sâu răng là vi khuẩn bám vào mặt răng và có khả năng gây sâu răng.

- Chúng sản sinh và tiết ra chất hữu cơ, plyore, enzyme thủy phân chất lỏng trắng trứng (một thành phần trong nước bọt), những chất đó có thể hòa tan chất hữu cơ và phân hủy chất vô cơ của kết cấu răng.

- Các vi khuẩn này bá vào răng hình thành các đốm khuẩn, đến lượt các đốm khuẩn này phát triển tấn công răng.


 
DO THỨC ĂN


Nguyên nhân gây ra bệnh sâu răng của thức ăn được nhắc đến nhiều nhất là đường và tinh bột.

Đây là cơ sở quan trọng để vi khuẩn bám vào đó sinh sôi nảy nở, nhất là ăn nhiều đường, ăn đồ ngọt, không đánh răng trước khi đi ngủ. Các bợn thức ăn còn bám vào các kẽ răng, nếu không đánh răng thường xuyên hoặc không lấy vôi răng định kỳ cũng sẽ làm môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển.



 


 
DO KẾT CẤU RĂNG


Khả năng chống sâu răng còn tùy thuộc vào trạng thái kết cấu của răng. Hàm răng không bị sứt mẻ, không khiếm khuyết, mọc thẳng hàng, men răng trắng bóng, mức khoáng hóa răng cao là những yếu tố quan trọng chống lại các tác nhân gây sâu răng.

Ngược lại, các yếu tố này không hoàn chỉnh thì nguy cơ sâu răng là rất lớn. 


 
DO CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG


Chế độ chăm sóc, vệ sinh răng miệng sau khi ăn, trước khi đi ngủ không tốt cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh sâu răng.

Răng cần phải được làm sạch thường xuyên nhất là sau khi ăn và uống. Nếu không thực hiện đều đặn sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây bệnh viêm nướu răng.

Qúa trình từ răng mới sâu đến khi hình thành lỗ sâu phải trải qua một thời gian, nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào sự vệ sinh, khả năng chống sâu của từng người và cũng phụ thuộc vào mức độ vi khuẩn nhiều hay ít.

Người ta cho rằng từ lúc xuất hiện các đốm răng cho đến khi hình thành lỗ sâu có thể đến 1,5 năm trong thời gian đó rất cần được điều trị cho kịp thời.


 
CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH SÂU RĂNG TẬN GỐC
 
TRƯỜNG HỢP SÂU RĂNG NHẸ


Phương pháp điều trị răng bị sâu nhẹ cũng rất đơn giản, với mục đích bảo tồn răng thật một cách tối đa nhất và đảm bảo răng được khỏe mạnh mà không gây ra bất kỳ sự thương tổn nào cho bệnh nhân.

- Tái khoáng phần bị sâu: Dùng dung dịch gồm các chất cacium, phosphate, florine đổ vào nơi răng bị sâu. Phương pháp này áp dụng cho trường hợp răng mới chớm sâu, có khả năng thu hẹp vùng có màu trắng vôi, làm cho vùng này ngừng phát triển. Đây là phương pháp tái khoáng đơn giản, hiểu quả, không đau và an toàn.

- Dùng thuốc điều trị: Thuốc dùng thường là chấm vào chỗ bị sâu, đây là dung dịch có tính sát khuẩn. Phương pháp này chỉ dùng cho những chỗ sâu của răng hàm nhai phía sau vì dễ gây đổi màu men răng.



 


 
TRƯỜNG HỢP SÂU RĂNG NẶNG


Khi điều trị sâu răng trong trường hợp này thì phần mô răng sâu cần phải được loại bỏ triệt để bằng những thủ thuật nha khoa.

Nếu tình trạng răng sâu đã ảnh hưởng đến tủy răng thì cần phải thực hiện lấy sạch những mô tủy bị viêm để tránh gây ra nhiều biến chứng khác nhau như viêm chân răng, áp xe,... Sau đó sẽ sử dụng loại vật liệu trám hoặc bọc răng sứ để khôi phục hình dáng ban đầu và chức năng ăn nhai tự nhiên của răng.


 
BẠN NÊN LÀM GÌ ĐỂ NGĂN NGỪA SÂU RĂNG


Sâu răng sẽ trở thành một bệnh lý nguy hiểm nếu chúng ta không điều trị kịp thời. Vì đây để tránh những tác hại của bệnh gây ra, các bạn nên có một chế độ phòng ngừa bệnh đúng cách để có một hàm răng luôn khỏe, đẹp.

 
CHẢI RĂNG ĐÚNG CÁCH


Để phòng ngừa bệnh sâu răng hiệu quả mọi người cần phải chải răng ít nhất 2 lần/ngày. Đặc biệt là sau các bữa ăn chính. Thực hiện chải răng đúng cách bằng bàn chải lông mềm, chải mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai trên và dưới.

Nên cầm bàn chải nghiêng một góc 45 độ so với mặt răng và đầu lông bàn chải hướng về phía lợi. Chuyển động của bàn chải theo chiều lên xuống như hướng mọc của răng hoặc xoay tròn và lùi dần từ trong ra ngoài, chải kỹ rìa lợi và cổ răng. Tuyệt đối không được chải răng theo chiều ngang.

Chải từng nhóm răng tới khi sạch, đối với mặt nhai thì đơn giản hơn, chỉ cần đặt lông bàn chải vuông góc với mặt răng và kéo qua kéo lại.


 
DÙNG CHỈ NHA KHOA LÀM SẠCH KẼ RĂNG


Sự thật là sau khi chải răng, các thức ăn thừa còn mắc lại tại các vị trí kẽ răng. Nếu đánh và chà răng không thôi thì chỉ làm sạch được 75% bề mặt của răng, 25% còn lại là ở vùng kẽ răng dưới khe nướu và chỉ có chỉ tơ nha khoa làm sạch được vùng này.

Chính vì vậy, sử dụng chỉ nha khoa sau khi chải răng là việc làm cần thiết.

Hướng dẫn: Lấy một đoạn chỉ nha khoa dài khoảng 40cm, quấn chặt vào hai đầu ngón tay giữa cho tới khi cách nhau 10cm. Dùng hai ngón trỏ căng sợi chỉ, dùng ngón trỏ trái hoặc phải ấn sợi chỉ vào kẽ răng còn dắt thức ăn, kéo lên theo kẽ răng, thức ăn sẽ ra theo sợi chỉ. Sau đó cũng trên một kẽ răng đó kéo sợi chỉ cọ qua lại vùng cổ răng của từng răng tạo nên kẽ răng đó.


 
SỬ DỤNG NƯỚC SÚC MIỆNG


Nên súc miệng lại sau khi chải răng bằng nước súc miệng có tính flouride hoặc sát khuẩn đặc hiệu với các loại vi khuẩn trong miệng, thêm các chất làm khô niêm mạc miệng, chất tạo mùi thơm,.. để giúp răng được sạch sẽ và làm hơi thở thơm tho hơn.

 
KHÁM RĂNG ĐỊNH KỲ


Mọi người cũng cần đến nha khoa khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện những biến đổi của răng, có các biện pháp điều trị phù hợp để tránh bệnh diễn biến nặng hơn.


 


 

BẢNG GIÁ DỊCH VỤ NHA KHOA UY TÍN GÒ VẤP :http://www.nhakhoatamviet.com

Đăng ký khám tại Phòng khám nha khoa Tâm Việt tại http://www.nhakhoatamviet.com

Địa chỉ: 366 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh

Email: nhakhoatamviet366@gmail.com

Điện thoại: 028.66 753 538 – 0941 818 149

Facebook.com/nhakhoatamviet.366

BÌNH LUẬN & CHIA SẺ
Đọc thêm
Chat với NhaKhoaTamViet