• Lịch làm việc
    Thứ 2 -> Thứ 7 từ 8:00 -> 20:00, Chủ Nhật từ 8:00 -> 17h
  • Hotline
    Giải đáp thắc mắc dịch vụ: (028) 6675 3538 - Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 600 2312
    nhakhoatamviet366@gmail.com
  • Địa chỉ
    366 Quang Trung, Phường 10
    Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh
NGUYÊN NHÂN VÀ TÁC HẠI CỦA BỆNH NGHIẾN RĂNG KHI NGỦ
Thứ 2 | 17/12/2018 - Lượt xem: 2811

Tác hại của bệnh nghiến răng khi ngủ là gì?? Làm sao để chữa bệnh nghiến răng khi ngủ?? Nghiến răng có làm hư răng không?? Địa điểm điều trị nghiến răng uy tín, chất lượng tại Nha Khoa Tâm Việt quận Gò Vấp TP. HCM 



 
NHỮNG TÁC HẠI CỦA BỆNH NGHIẾN RĂNG KHI NGỦ MÀ BẠN CHƯA BIẾT


Bệnh nghiến răng khi ngủ ở người lớn là vấn đề rất nhiều người gặp phải, không chỉ gây khó chịu mà còn khiến thể trạng suy giảm. Vừa ảnh hưởng đến giấc ngủ của bản tân và người bên cạnh, tình trạng này kéo dai có thể gây ra rất nhiều hệ lụy về sức khỏe răng miệng.

 
BỆNH NGHIẾN RĂNG KHI NGỦ Ở NGƯỜI LỚN NHƯ THẾ NÀO??


Khi ngủ hai hàm răng siết chặt phát ra tiếng kêu ken két chính là biểu hiện cơ bản của bệnh nghiến răng khi ngủ ở người lớn. Một khi nghiến răng đã trở thành một thói quen diễn ra hàng ngày thì mặt nhai của răng sẽ bị bào mòn hoặc mẻ vỡ.

Dần dần, lớp men răng bị mòn, lộ ra lớp ngà răng bên trong, đây chính là một trong nguyên nhân dẫn tới cảm giác ê buốt khi ăn nhai hoặc có kích thích nóng lạnh. Ngoài ra, khi siết chặt hàm hoặc co cứng các cơ hàm thì đôi khi bạn cũng có thể cảm thấy đau tai vì co mạnh cơ hàm.



 


 
CĂN NGUYÊN TÌNH TRẠNG NGHIẾN RĂNG KHI NGỦ Ở NGƯỜI LỚN.
 
TÌNH TRẠNG NGHIẾN RĂNG KHI NGỦ Ở NGƯỜI LỚN GÂY RA BỞI NHỮNG NGUYÊN NHÂN SAU:


- Yếu tố tâm lý, căng thẳng, lo lắng, hồi hộp thái quá, chịu nhiều áp lực trong công việc và trong cuộc sống. Có nhiều sự kiện diễn ra ban ngày khiến bạn quá bất ngờ, gây sốc về tâm lý cũng khiến bạn bị nghiến răng khi ngủ vào ban đêm.

- Các khớp cắn không bình thường, răng mất, răng mọc lệch lạc không đều cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghiến răng khá nghiêm trọng.

Có một số trường hợp, chức năng ở hệ thần kinh trung ương trong cơ thể bị rối loạn, những người bị thiếu hụt canxi trong cơ thể cũng sẽ diễn ra tình trạng nghiến răng khá nhiều vào ban đêm.

- Bệnh nhân đang sử dụng một số loại thuốc mà tác dụng phụ của nó gây ra hiện tượng
nghiến răng khi ngủ như: Thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc trị suy nhược cơ thể...
Hoặc bệnh nhân đang mắc một số bệnh có thể dẫn đến hiện tượng nghiến răng khi ngủ:
Viêm nha chu, co cứng các cơ hàm, viêm khớp thái dương hàm.

- Nghiến răng còn xuất phát từ yếu tố di truyền, nếu trong gia đình bạn có người từng mắc phải chứng bệnh này thì nguy cơ bạn cũng mắc phải cũng cao hơn.

Hiện tượng nghiến hoặc cắn chặt răng ở trẻ nhỏ và người lớn. Liên tục nghiến răng có thể dẫn đến mòn nướu răng, răng và các xương hỗ trợ trong miệng.


 
TRIỆU CHỨNG


- Đau hàm, đau đầu.

- Các cơ bắp ở phía bên của khuôn mặt có thường xuyên.

- Nghiến răng, siết chặt răng ken két hoặc rất mạnh trong khi ngủ bạn đêm.

- Răng bị hư hỏng, nướu răng bị xói mòn.


 
CHUẨN ĐOÁN


Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

Bác sĩ sẽ kiểm tra độ hao mòn mặt nhai của răng để chẩn đoán. Nếu nha sĩ nghi nghờ nguyên nhân của hiện tượng nghiến răng liên quan đến các vấn đề tâm lý hoặc rối loạn giấc ngủ, bệnh nhân có thể được giới thiệu đến một bác sĩ chuyên khoa, nhân viên tư vấn hoặc chuyên gia giấc ngủ.


 
ĐIỀU TRỊ


Mục tiêu điều trị là ngăn ngừa tổn thương lâu dài cho răng và giảm đau do chứng nghiến răng gây ra.

Điều trị chứng nghiến răng khi ngủ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân.


 
ĐIỀU TRỊ BAO GỒM:


- Điều trị chứng stress.

- Sử dụng thiết bị bảo vệ miệng hoặc răng.

Thuốc Ibuprofen/Motrin hoặc Advil, Naproxen/Naprosyn hoặc Aleve, hoặc Acetaminophen/Tylenol.







 
TỔNG QUAN BỆNH NGHIẾN RĂNG KHI NGỦ.


Tật nghiến răng là dạng rối loạn giấc ngủ thường gặp, đứng hàng thứ 3 sau nói mơ và ngáy. Người ta tin rằng những người bị tật nghiến răng lúc ngủ có nguy cơ ngáy và ngưng thở lúc cao hơn bình thường.

Nghiến răng là hiện tượng nghiến hay siết chặt quá mức răng ở hai hàm trên và dưới, thường diễn ra khi ngủ. Thông thường người bệnh không ý thức được hiện tượng này, tuy nhiên cũng có người nghiến răng vào lúc thức.

Sự nghiến răng giữa hai hàm với nhau gây ra những âm thanh khó chịu cho những người ngủ chung và những người xung quanh. Đa số nghiến răng phát ra tiếng kêu lớn mà bình thường lúc thức hau thư giãn họ không thể tạo ra được như vậy, một số nghiến răng nhưng không phát ra âm thanh.

Hiện tượng nghiến răng thường xuyên như vậy có thể không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, khoảng 5 - 10% trường hợp người bệnh nghiến răng mạnh đến mức có thể làm gãy răng, nhức đầu, đau mặt, rối loạn cơ và khớp thái dương hàm, gây khó khăn cho việc nhai hay nói chuyện.


 
NGUYÊN NHÂN BỆNH NGHIẾN RĂNG KHI NGỦ


Nguyên nhân gây nghiến răng do khớp cắn (giữa răng hàm trên và hàm dưới) bị lệch, lo âu, căng thẳng hay bị stress, kích động hay xúc cảm quá mức, do tác dụng phụ của một số thuốc thần kinh như thuốc chống trầm cảm...

 
PHÒNG NGỪA BỆNH NGHIẾN RĂNG KHI NGỦ


Những bước sau có thể làm giảm chứng nghiến răng khi ngủ:

- Thực hành tư thế miệng và hàm thích hợp: Đặt lưỡi cong lên với răng cách xa và 2 môi ngậm chặt lại có thể làm giảm sự bất tiện bởi việc giữ cho răng khỏi chà xát nhau hoặc hàm khỏi nghiến chặt vào nhau.

- Khám răng thường xuyên: Khám răng là cách tốt nhất để sàng lọc chứng nghiến răng khi ngủ, đặc biệt nếu bạn sống một mình hoặc không ngủ cùng với người bạn đời để có thể phát hiện chứng nghiến răng khi ngủ về đêm. Bác sĩ có thể phát hiện tốt nhất các dấu hiệu ở miệng và hàm của tật nghiến răng khi ngủ bằng việc khám thông thường.

Giảm Stress: Giữ những căng thẳng trong cuốc sống của bạn ở mức tối thiểu có thể làm giảm nguy cơ bị tật nghiến răng khi ngủ. Càng ít lo và căng thẳng, bạn càng có cơ hội tránh được tật nghiến răng khi ngủ.

- Thông báo cho bạn ngủ cùng: Nếu bạn có một người bạn cùng phòng hoặc chung giường, hãy nhờ họ để ý xem có thấy bất kỳ tiếng nghiến răng hoặc âm thanh kèn kẹt mà bạn có thể gây ra trong khi ngủ hay không.



 


 
ĐIỀU TRỊ BỆNH NGHIẾN RĂNG KHI NGỦ


Mục tiêu điều trị là ngăn ngừa tổn thương lâu dài cho răng vàm giảm đau do chứng nghiến răng gây ra.

Điều tri chứng nghiến răng khi ngủ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân:

- Stress: Bác sĩ có thể khuyên bạn nên đi tư vấn bác sĩ chuyên khoa, liệu pháp tâm lý, vật lý trị liệu hoặc các kỹ năng quản lý stress. Bác sĩ cũng có thể chỉ định một thuốc giãn cơ để tạm thời làm giảm co thắt ở hàm bị siết chặt.

Các vấn đề về răng: Nếu chứng nghiến răng có nguồn gốc từ các vấn đề về răng, nha sĩ có thể nắn chỉnh răng xô lệch. Thiết bị bảo vệ miệng hoặc răng có thể hữu ích nếu chứng nghiến răng khi ngủ đủ nặng đến mức gây tổn thương nhiều cho răng.

Tổn thương não hoặc bệnh thần kinh cơ: Chứng nghiến răng khi ngủ do tổn thương não hoặc bệnh thần kinh cơ có thể rất khó điều trị. Bác sĩ có thể gợi ý bạn sử dụng thiết bị bảo vệ miệng.

- Thuốc: Nếu bạn bị chứng nghiến răng khi ngủ do tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm, bác sĩ có thể thay thuốc hoặc kê cho bạn một loại thuốc khác để làm mất tác dụng của chứng nghiến răng này. Các nghiến cứu cho thấy thuốc Gabapentin (Neurontin) có thể điều trị thành công tật nghiến răng khi ngủ có nguyên nhân do điều trị bằng thuốc chống trầm cảm.



 


 
TÁC HẠI CỦA BỆNH NGHIẾN RĂNG KHI NGỦ:


- Về giao tiếp: Bệnh nghiến răng khi ngủ khiến người ngủ cùng bạn cảm thấy khó chịu, không ngủ được.

Làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Răng sẽ bị mất hết lớp men, lộ ra lớp ngà vàng hơn, bị ê buốt, nứt gãy các múi răng, lung lay hoặc rụng. Tình trạng này nếu kéo dài có thể làm hư hỏng các phục hồi nha khoa như làm gãy, sứt miếng hàn, gãy các hàm giả tháo lắp cố định.

- Dẫn đến các bệnh về răng miệng nếu không được xử lý kịp thời: Giảm độ chắc của răng, khiến răng bị yếu, dễ bị sâu răng, ..

- Khiến bạn trông già hơn: Tật nghiến răng diễn ra thường xuyên sẽ làm răng bị mòn làm giảm kích thước tầng dưới mặt. Do đó, trông bạn sẽ già hơn rất nhiều.

- Gây đau cơ: Do các cơ hàm bị co thắt trong suốt thời gian nghiến khiến người mắc phải tật này có thể bị mỏi, đau các cơ, đau đầu,cổ...

- Có thể gây ra các biến dạng trên khuôn mặt: Các cơ hoạt động quá mức trong khi bị nghiến răng có thể bị phì đại, làm cho khuôn mặt bị mất cân xứng hoặc có dạng vuông, rối loạn khớp thái dương hàm - hàm với các dấu hiệu đầu tiên thường thấy là khó chịu hoặc đau ở khớp, há miệng, nhai hay nói chuyện khó, mỏi hàm, có tiếng kêu lạ...

Với những thông tin kiến thức về bệnh nghiến răng khi ngủ trên đây, khi phát hiện bản thân mình có tật nghiến răng thì các bạn hãy nhanh chóng đến tìm gặp bác sĩ để biết rõ nguyên nhân bệnh nghiến răng và có cách điều trị hợp lý nhất, tránh để hiện tượng này kéo dài lâu ngày sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến cho sức khỏe.



 


 
NGHIẾN RĂNG CÓ DI TRUYỀN KHÔNG??


- Để biết được nghiến răng có di truyền không thì chúng ta cùng xem xét những nguyên nhân gây ra bệnh nghiến răng này là gì:

- Bị stress cũng có thể dẫn đến tật nghiến răng.

- Do khớp cắn không bình thường, răng mọc lệch lạc, răng bị mất.

- Do chức năng ở hệ thần kinh trung ương bị rối loạn.

- Uống nhiều đồ uống có cồn và các đồ uống có chất kích thích khác.


Nếu bạn đang mắc một số bệnh như: Viêm nha chu, co cứng các cơ hàm, viêm khớp thái dương hàm thì bạn cũng có thể bị bệnh nghiến răng.

- Ngoài ra, nếu bạn đang sử dụng một số loại thuốc như: thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm.. Thì cũng có thể gây nên hiện tượng nghiến răng...

Nhìn chung, nghiến răng có di truyền không thì về cơ bản vẫn có thể nhưng tỷ lệ rất ít, phần di truyền nghiến răng này là do sự lệch lạc của răng và khớp cắn vì thông thường, cấu trúc răng miệng của cha mẹ sẽ có sự di chuyển khá lớn đến con cái nên nếu nguyên nhân nghiến răng do vấn đề ở răng miệng thì vẫn sẽ có thể có sự di truyền nghiến răng trong gia đình.

Nghiến răng có di truyền không đã được chúng tôi chia sẽ cụ thể trên đây, nếu mọi người còn vấn đề thắc mắc nào khác về bệnh nghiến răng, hãy liên hệ với Nha Khoa Tâm Việt chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn.


 


 
NGHIẾN RĂNG CÓ LÀM HƯ RĂNG KHÔNG?


Như chúng ta đã thấy cơ chế nghiến răng sẽ là sự tác động giữa 2 hàm răng lại với nhau nên nghiến răng có làm hư răng không thì chắc chắn tình trạng răng miệng sẽ hoàn toàn bị ảnh hưởng như:

- Do lực sử dụng khi nghiến răng lớn gấp nhiều lần lực phát sinh khi ăn nhai nên có thể gây ra mòn răng nếu kéo dài. Khi lớp men răng bị lộ ra sẽ để lộ ngà răng dễ bị vàng, ê buốt răng và còn làm vỡ các múi răng, làm răng lung lay và bị rụng đi.

Mòn răng sẽ làm giảm kích thước tầng dưới mặt răng khiến cho người bệnh trông già hơn so với tuổi.

Khi nghiến răng, các cơ hàm bị co thắt khiến cho người bệnh bị mỏi, đau các cơ, đau đầu và cổ. Trường hợp các cơ này hoạt động quá mức có thể sẽ bị phì đại, làm khuôn mặt mất dần sự cân xứng hoặc có dạng vuông do phì đại các cơ cắn ở cả hai bên.

Nghiến răng còn gây ra rối loạn khớp thái dương hàm. Người bệnh sẽ thấy những triệu chứng khó chịu hoặc bị đau ở khớp, há miệng khó, có tiếng kêu lụp cụp khi há miệng hoặc khi đang nhai. Tuy nhiên, những dấu hiệu của rối loạn khớp thái dương hàm thường không được bệnh nhân phát hiện dễ dàng và nhầm lẫn với những bệnh lý khác.



 


 
CÁCH HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG HƯ RĂNG DO NGHIẾN RĂNG GÂY RA


Tình trạng nghiến răng sẽ khiến răng bị hư vì vậy để hạn chế những tác hại trên thì khi nhận thấy mình có tật nghiến răng, mọi người nên đến ngay nha khoa để được các bác sĩ thăm khám cụ thể, tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh để có cách khắc phục phù hợp nhất:

- Nếu nguyên nhân nghiến răng do stress thì bệnh nhân cần phải điều chỉnh tâm lý sao cho thoải mái nhất, ngủ đủ giấc, tránh sử dụng những thực phẩm đồ uống có cồn hoặc chất gây nghiện..

Nguyên nhân do khớp cắn của răng thì mọi người cần đến nha khoa để bác sĩ điều chỉnh lại hàm răng cho đều đặn hơn.

Với tật nghiến răng do tác dụngphụ của thuốc thì mọi người nên hạn chế uống thuốc hoặc có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ đổi sang loại thuốc khác mà không có tác dụng phụ.

Qua những thông tin trên đây, hy vọng mọi người đã có thể hiểu rõ hơn về vấn đề nghiến răng có làm hư răng không. Nếu còn thắc mắc nào khác, hãy liên hệ ngay với Nha Khoa chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn cho bạn.

Bệnh nghiến răng khi ngủ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bạn mà còn làm mất giấc ngủ của những người xung quanh. Vậy làm sao chữa bệnh nghiến răng khi ngủ hiệu quả nhất. Tham khảo ngay những phương pháp sau.



 


 
LÀM SAO CHỮA BỆNH NGHIẾN RĂNG KHI NGỦ?


Nghiến răng khi ngủ là bệnh lý thường gặp ở rất nhiều người. Chính vì vậy, làm sao chữa bệnh nghiến răng khi ngủ là nỗi lo không riêng ai.

Bác sĩ nha khoa khuyên bạn nên áp dụng các biện pháp sau để hạn chế và khắc phục bệnh:

- Thư giãn tinh thần, giữ đầu óc luôn thoải mái

- Tránh xa cà phê, thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích khác.

- Tự tạo cho mình không gian sinh hoạt và ngủ sạch sẽ, thoáng mát và thoải mái nhất.

- Sử dụng hàm chống nghiến theo chỉ định của bác sĩ nha khoa



Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một số biện pháp chữa nghiến răng khi ngủ ở người lớn từ dân gian để hạn chế chứng bệnh này như ăn đậu đen ninh muối, sử dụng thuốc đông y...



 


 
ĐẾN VỚI NHA KHOA TÂM VIỆT THĂM KHÁM CHỮA BỆNH NGHIẾN RĂNG HIỆU QUẢ


Nghiến răng khi ngủ được gây ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Làm sao chữa bệnh nghiến răng khi ngủ cần phải dựa vào nguyên nhân cụ thể mới có thể điều trị dứt điểm.

Thông thường, bệnh nghiến răng xuất phát từ nguyên nhân do áp lực tâm lý hoặc do cấu trúc hàm. Những nguyên nhân này chỉ bác sĩ mới có thể kết luận được. Chính vậy nên đang bị chứng nghiến răng hành hạ, hãy đến gặp ngay nha sĩ để được niềng răng hoặc thăm khám cụ thể.



 


 

BẢNG GIÁ DỊCH VỤ NHA KHOA UY TÍN GÒ VẤP :http://www.nhakhoatamviet.com

Đăng ký khám tại Phòng khám nha khoa Tâm Việt tại http://www.nhakhoatamviet.com

Địa chỉ: 366 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh

Email: nhakhoatamviet366@gmail.com

Điện thoại: 028.66 753 538 – 0941 818 149

Facebook.com/nhakhoatamviet.366

BÌNH LUẬN & CHIA SẺ
Đọc thêm
Chat với NhaKhoaTamViet