• Lịch làm việc
    Thứ 2 -> Thứ 7 từ 8:00 -> 20:00, Chủ Nhật từ 8:00 -> 17h
  • Hotline
    Giải đáp thắc mắc dịch vụ: (028) 6675 3538 - Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 600 2312
    nhakhoatamviet366@gmail.com
  • Địa chỉ
    366 Quang Trung, Phường 10
    Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh
NHỮNG TÁC HẠI NGHIÊM TRỌNG CỦA VIỆC MẤT RĂNG
Thứ 7 | 02/05/2020 - Lượt xem: 1426

Những lựa chọn dành cho người mất răng?? Mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm?? Địa điểm trồng răng an toàn, uy tín, chất lượng tại Nha Khoa Tâm Việt quận Gò Vấp Tp. HCM 


NGƯỜI MỚI MẤT RĂNG VÀ MẤT RĂNG LÂU NĂM NÊN LÀ GÌ??


Mất răng trước đây thường gặp ở người cao tuổi do các vấn đề về sức khỏe nhưng xu hướng hiện nay đang xuất hiện nhiều ở những người trung niên. Ở độ tuổi này nhiều người chưa ý thức được những tác hại của việc mất răng lâu năm sẽ gây ra hoặc chưa biết cách xử lý ra sao. Cùng Nha Khoa Tâm Việt tìm hiểu qua bài viết dưới đây!!!

 
MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN CÓ THỂ DẪN TỚI MẤT RĂNG


Mất răng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và thông thường chỉ có hai kiểu cơ bản là mất răng còn chân răng và mất luôn cả chân răng. Dưới đây là một vài nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao nhất theo số liệu từ Nha Khoa Tâm Việt thu thập được:

+ Sâu răng

+ Viêm nha chu

+ Mất xương ổ răng

+ Tác động ngoại lực mạnh


Theo một số liệu thống kê, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ mất răng tự nhiên ở người trung niên khá cao. Tình trạng này thường xảy ra ở đang trong giai đoạn phát triển, nơi mà người dân có xu hướng sử dụng nhiều loại thực phẩm khác nhau cũng như hoạt động môi trường nhiều hơn các nước khác.



 


 
NHỮNG TÁC HẠI CỦA TÌNH TRẠNG MẤT RĂNG LÂU NĂM


Những người mới mất răng nếu không có thói quen theo dõi các thông tin về sức khỏe thường sẽ không chú ý tới những tác hại của tình trạng này, tệ hại hơn là nếu họ bị mất răng hàm lâu năm thì những hậu quả sau này sẽ còn cao hơn gấp nhiều lần so với một số vị trí răng khác. Cho dù là bị mất răng vẫn còn chân hay đã mất hẳn chân răng thì sẽ đều gặp phải những tác hại sau:

 
KHẢ NĂNG ĂN NHAI BỊ SUY GIẢM


Mất răng sẽ gây ảnh hưởng lớn tới vấn đề ăn nhai. Bạn có thể tưởng tượng rằng việc thiếu đi 1 chiếc răng nào đó, dù là răng hàm hay răng nanh, răng cửa cũng đều sẽ gây khó khăn cho bạn trong việc cắn xé, nghiền nát thức ăn.

Từ đó, lâu dần bạn sẽ hình thành thói quen né tránh nhai ở những vùng răng bị mất và nuốt thức ăn nhanh hơn. Và vô tình bạn khiến mình sẽ bị mắc thêm các bệnh về đường tiêu hóa.


 
RĂNG DỄ XÔ LỆCH GÂY RA BỆNH LÝ RĂNG MIỆNG


Mất răng lâu năm khiến cho chúng ta rất dễ gặp thêm một vài bệnh lý răng miệng khác do các răng kế cận bị xô lệch, tạo kẽ hở cho vi khuẩn tấn công. Hiểu đơn giản là cung hàm trên và dưới của chúng ta thường lệch đi vài độ, tạo thế đan xen giữa các răng ở cả 2 hàm. Từ đó khi ăn nhai, răng hàm trên hoặc dưới do không có điểm tựa sẽ bị dần dần chệch ra ngoài.

Khi đó, những kẻ hở mới được tạo ra do sự xô lệch này sẽ là mầm mống cho các bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu xuất hiện và làm mất thêm các răng khác.


 
KHUÔN MẶT BỊ BIẾN DẠNG DO TÌNH TRẠNG TIÊU XƯƠNG HÀM


Một tác hại rất lớn khác của tình trạng mất răng lâu năm chính là tiêu xương ổ răng. Cơ chế bảo tồn của xương ổ răng là cần có sự kích thích nhẹ từ chân răng hàng ngày. Vì vậy, nếu mất cả chân răng thì xương ổ răng sẽ thiếu đi những tác động này, dẫn tới tình trạng tiêu xương hàm gây biến dạng khuôn mặt.

 
ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC PHÁT ÂM


Răng có mối tương quan qua lại với lưỡi và môi. Vì thế, khi bạn mất răng lâu năm sẽ khiến việc phát âm bị ảnh hưởng nghiêm trọng, người bệnh không còn phát âm tròn vành, rõ tiếng, gây khó khăn trong việc giao tiếp.

Có thể thấy răng, việc mất răng gây ra nhiều hậu quả nặng nề, làm ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và cuộc sống thường ngày của người bệnh. Vì thế, để khắc phục tình trạng này, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên trồng lại răng khi mới mất răng. 

Điều này không những giúp người bệnh đảm bảo chức năng ăn nhai mà còn khôi phục tính thẩm mỹ cho khuôn miệng, ngăn ngừa bệnh lý nha khoa dễ xảy đến.



 


 
NGƯỜI MỚI MẤT RĂNG VÀ MẤT RĂNG LÂU NĂM NÊN LÀM GÌ??


Với những tác hại khi gặp tình trạng mất răng kể trên, hẳn bạn đã phần nào ý thức được sự quan trọng của việc trồng lại răng mới. Hiện nay, ngành nha khoa đang có tới 3 phương pháp để phục hình răng nên 1 câu hỏi thường khiến khách hàng phân vân chính là " Mất răng nên làm cầu răng hay cấy ghép Implant".

Theo bác sĩ tại Nha Khoa Tâm Việt, khách hàng sẽ có một số lựa chọn sau khi gặp tình trạng mất răng hoặc đã bị mất lâu ngày.

- Đối với người mới mất răng: Khách hàng có thể làm cầu răng sứ tạm thời khi chưa có điều kiện hoặc cắm implant luôn từ đầu.

- Đối với người mất răng lâu năm: Khách hàng bắt buộc phải trồng răng implant và thực hiện ghép xương răng trước khi thực hiện.

Giải thích thêm cho lý do vì sao khách hàng nên lựa chọn phương pháp cấy ghép Implant là bởi mặc dù làm cầu răng vẫn có thể giúp khôi phục lại răng mất nhưng phương pháp này sẽ không thể ngăn chặn tình trạng tiêu xương răng sẽ diễn ra trong tương lai.


 
MẤT RĂNG BAO LÂU THÌ BỊ TIÊU XƯƠNG HÀM??


Thông thường sau khi mất răng khoảng 4 – 5 tháng, xương hàm sẽ bắt đầu bị tiêu biến tuy nhiên vẫn ở mức độ rất ít nên gần như không có biểu hiện gì ra bên ngoài. Chỉ sau khoảng 2 năm trở đi, các hiện tượng như xô lệch hàm, biến dạng khuôn mặt bắt đầu xuất hiện.

 
MẤT RĂNG CÓ NIỀNG ĐƯỢC KHÔNG??


Trong một số trường hợp, khách hàng bị mất răng vẫn có thể sử dụng phương pháp niềng răng để kéo và lấp đầy khoảng trống trên răng. Tuy nhiên phương pháp này thường không áp dụng đối với các vị trí răng hàm và cũng không được khuyến khích sử dụng.


 

 
 
NHỮNG LỰA CHỌN DÀNH CHO NGƯỜI MẤT RĂNG


Đối với những trường hợp mất một hay vài răng trong cung hàm, việc ăn nhai sẽ trở nên khó khăn hơn ở những khoảng trống mất răng, chưa kể đến những hậu quả về lâu về dài cho sức khỏe răng miệng nếu mất răng lâu ngày.

Hiện nay, có 3 cách mà bạn có thể lựa chọn để phục hình cho răng đã mất của mình. Mỗi loại lại có ưu điểm và nhược điểm riêng. Dựa vào tình trạng sức khỏe và điều kiện kinh tế để có sự lựa chọn phù hợp nhất.


 
HÀM GIẢ THÁO LẮP TỪNG PHẦN


Hàm giả tháo lắp từng phần có nền hàm bằng nhựa (nhựa dẻo hoặc nhựa cứng) có màu hồng giống như màu lợi. Trên nền hàm là các răng giả làm bằng nhựa hoặc sứ ở những vị trí mất răng. Hàm giả tháo lắp có thể có khung kim loại và mắc gài để gài vào răng thật của bệnh nhân.


ƯU ĐIỂM

- Giá thành thấp.

- Thời gian hoàn thành nhanh (khoảng 3-5 ngày).



NHƯỢC ĐIỂM:

- Cảm giác ăn nhai không thật.

- Sử dụng lâu ngày sẽ bị mòn, không còn vừa với hàm và phải điều chỉnh hoặc thay thế.

- Đôi khi gây đau đớn nếu như hàm không được làm chính xác

- Không ngăn chặn được hiện tượng tiêu xương do mất răng lâu ngày.

- Khá bất tiện vì phải tháo ra vệ sinh hàng ngày.



 


 
CẦU RĂNG SỨ


Cầu răng sứ là giải pháp rất phổ biến hiện nay cho các trường hợp mất 1 răng, các răng xung quanh vẫn còn khỏe mạnh. Cầu răng gồm 1 răng sứ giả gắn liền với 2 chụp sứ ở 2 bên. Để làm cầu răng, bác sĩ sẽ mài nhỏ 2 răng thật còn khỏe ở 2 bên, 2 răng này sẽ đóng vai trò làm trụ cho cầu răng. Và sau đó cầu răng sứ sẽ được lắp cố định trên răng thật.


ƯU ĐIỂM:

- Tính thẩm mỹ cao vì cầu răng sứ có màu sắc và độ trong như răng thật.

- Chịu lực tốt. Cầu răng sứ làm bằng các loại sứ sườn zirconia có thể chịu lực cắn gấp 9 lần răng thật.

- Chi phí khá hợp lý.

- Thời gian hoàn thành nhanh (khoảng 5-7 ngày).



NHƯỢC ĐIỂM:

- Khó vệ sinh ở nơi tiếp giáp giữa răng sứ và khoảng mất răng. Nếu giắt thức ăn và không vệ sinh được, vi khuẩn sẽ gây hôi miệng và các bệnh lý răng miệng khác.

- Phải mài đi 2 răng thật khỏe mạnh để làm trụ.

- Không ngăn được hiện tượng tiêu xương cho mất răng lâu ngày.

- Cầu răng sứ có thể bị vỡ mẻ, hoặc lỏng lẻo do về lâu dài, tình trạng xương, răng, lợi của thay đổi, dẫn đến phải thay mới.



 


 
IMPLANT


Implant là giải pháp thay thế răng mất tối ưu nhất hiện nay, nhờ vào sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Implant gồm 1 trụ bằng titan được cấy vào xương hàm và một răng sứ được lắp bên trên.

ƯU ĐIỂM:

- Trụ implant tích hợp tốt với xương hàm, khiến cho răng implant vững chắc như một chiếc răng thật khỏe mạnh.

- Bảo tồn xương hàm, tránh tiêu xương.

- Ăn nhai dễ dàng, thoải mái vì implant cho bệnh nhân cảm giác như một chiếc răng thật.

- Bền lâu. Một chiếc implant có thể tồn tại cả đời.

- Dễ dàng vệ sinh.



NHƯỢC ĐIỂM:


- Chi phí cao. Tuy nhiên, nếu xét đến lợi ích tồn tại cả đời, không phải thay thế cùng những lợi ích khác về sức khỏe răng miệng thì đó là khoản đầu tư 1 lần nhưng xứng đáng.

- Thời gian hoàn thành điều trị tương đối dài. Mất tối thiểu 2 tháng để xương tích hợp tốt với loại implant tốt nhất hiện nay.

90% các bác sĩ nha khoa đều khuyến khích nên sử dụng phương pháp cấy ghép implant. Lý do bởi:

+ Implant sau quá trình cấy ghép sẽ thay thế cho răng thật một cách tuyệt đối, đảm bảo cả về chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ.

+ Trụ implant có vai trò giống như chân răng, cắm sâu và trở thành một phần vững chắc của cơ thể, nên răng Implant tồn tại độc lập như một chiếc răng sinh lý, không cần phụ thuộc vào các răng xung quanh để có thể trụ vững hay ăn nhai, càng không gây ảnh hưởng xấu tới những răng bên cạnh.

- Sau khi tích hợp, trụ Implant trở thành một phần của xương hàm, thay thế cho chân răng đã mất, tạo lực nhai đều đặn, giúp tránh tình trạng tiêu xương thường thấy khi mất răng.

- Sau khi quá trình cấy ghép thành công, răng Implant sẽ vô cùng bền vững, không lo bị cơ thể đào thải, cho hiệu quả trọn đời.

Nếu bạn đang quan tâm đến cấy ghép Implant, hãy để lại inbox hoặc comment bác sĩ của Nha Khoa Tâm Việt có thể hỗ trợ bạn nhanh chóng nhất nhé.

Hi vọng bài viết "Người mới mất răng và mất răng lâu năm nên làm gì?" đã cung cấp được những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Xin lưu ý rằng những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế cho bất cứ lời khuyên y tế nào.



 


 

BẢNG GIÁ DỊCH VỤ NHA KHOA UY TÍN GÒ VẤP :http://www.nhakhoatamviet.com

Đăng ký khám tại Phòng khám nha khoa Tâm Việt tại http://www.nhakhoatamviet.com

Địa chỉ: 366 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh

Email: nhakhoatamviet366@gmail.com

Điện thoại: 028.66 753 538 – 0941 818 149

Facebook.com/nhakhoatamviet.366

BÌNH LUẬN & CHIA SẺ
Đọc thêm
Chat với NhaKhoaTamViet