• Lịch làm việc
    Thứ 2 -> Thứ 7 từ 8:00 -> 20:00, Chủ Nhật từ 8:00 -> 17h
  • Hotline
    Giải đáp thắc mắc dịch vụ: (028) 6675 3538 - Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 600 2312
    nhakhoatamviet366@gmail.com
  • Địa chỉ
    366 Quang Trung, Phường 10
    Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh
PHƯƠNG PHÁP CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG ĐÚNG CÁCH CHO TRẺ
Thứ 7 | 05/01/2019 - Lượt xem: 2054

Vì sao nên chăm sóc răng miệng đúng cách cho bé?? Tập cho bé đánh răng đúng cách?? Địa điểm chăm sóc răng miệng cho bé uy tín, chất lượng tại Nha Khoa Tâm Việt quận Gò Vấp TP. HCM 

 
DẠY TRẺ CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG ĐÚNG CÁCH


Để con của mình có một hàm răng khỏe mạnh với nụ cười tươi sáng thì các bậc cha mẹ cần chú ý dạy trẻ chăm sóc răng miệng cần đúng cách ngay từ khi nhỏ. Việc này không chỉ hạn chế tình trạng sâu răng mà còn giúp các bé hình thành nên thói quen tốt.


 


 
DẠY TRẺ CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CẦN ĐÚNG CÁCH NHƯ THẾ NÀO??


Trẻ em là đối tượng dễ bị sâu răng tấn công nhất vì lúc nay răng các bé còn rất yếu lại không biết cách vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn. Vì vậy, mảng bám thức ăn dễ tích tụ tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển gây nhiều bệnh lý về răng. Do đó, dạy trẻ chăm sóc răng miệng cần đúng cách là việc nên thực hiện ngay từ khi còn nhỏ.

- Đối với trẻ dưới 3 tuổi chưa đủ khả năng để tự chăm sóc răng miệng cho mình thì bố mẹ có thể hỗ trợ bằng cách giúp bé đánh răng sau khi ăn mỗi ngày và chỉ cho bé cách dùng bàn chải đánh răng.

Khi trẻ được 3 tuổi thì bắt đầu hướng dẫn cho trẻ tự đánh răng cho mình bằng cách:

- Mua bàn chải đánh răng có hình dáng đáng yêu để khơi gợi sự yêu thích cho bé.

- Cho bé sử dụng kem đánh răng chuyên dụng cho trẻ nhỏ, có hương thơm, mùi dễ chịu để bé không bị cay và không làm ảnh hưởng đến men răng.

- Cho trẻ xem các video hay hình ảnh về những đứa bé cùng lứa tuổi đang vệ sinh răng miệng ra sao để các bé học theo.

- Khuyến khích trẻ đánh răng 2-3 lần/ ngày, sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Nếu trẻ quên thì cha mẹ có thể nhắc nhở bé nhẹ nhàng.

- Tập cho bé thói quen súc miệng với nước muối hàng ngày, phụ huynh kết hợp sử dụng chỉ nha khoa sạch kẽ răng giúp bé.


Khi trẻ được 6 tuổi, bạn có thể cho bé dùng kem đánh răng của người lớn, bên cạnh đó, hướng dẫn thêm cho bé việc tự dùng chỉ nha khoa để loại bỏ vụn thức ăn bám trên kẽ răng, nhằm loại bỏ môi trường sinh trưởng của vi khuẩn.



 


 
GIÚP TRẺ CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG ĐÚNG CÁCH


Trẻ em cần bắt đầu được chăm sóc răng miệng đúng cách ngay từ khi sinh ra chứ không phải chỉ là bắt đầu khi trẻ có đủ răng hoặc từ khi xuất hiện răng vĩnh viễn như quan niệm của nhiều người. Việc chăm sóc răng miệng đúng cách cho trẻ từ khi trẻ chào đời không chỉ là cách bảo vệ răng, lợi và sức khỏe tốt nhất cho trẻ mà còn giúp hình thành một thói quen tốt cho trẻ sau này.


 


 
ĐỐI VỚI TRẺ DƯỚI 3 TUỔI


Ở thời kì này, trẻ chưa có khả năng tự vệ sinh, chăm sóc răng miệng cho mình nên cha mẹ chính là người làm phần việc này cho các bé.

- Khi bé mới chào đời, dù chưa có răng nhưng việc vệ sinh lưỡi và lợi là điều cần thiết. Bố mẹ nên dùng những miếng gạc, thấm nước muối sinh lý để tưa lưỡi cho bé. Khi bé có những chiếc răng sữa đầu tiên nhưng chưa cần dùng đến bàn chải, bố mẹ vẫn tiếp tục tiến hành thao tác này để loại bỏ những mảng bám của thức ăn trên răng cho bé.

- Từ khoảng 15 tháng tuổi trở đi bé rất thích bắt chước những hành động của bố mẹ và những người lớn xung quanh bé. Vậy nên, khi bạn đánh răng hãy cho bé quan sát, chỉ cho bé thấy cách bạn đánh răng và có thể cho bé làm thử. Tuy nhiên, bạn cần mua cho bé loại bàn chải đánh răng có lông bàn chải thật mềm, tay cầm ngắn và kích thước phù hợp với miệng bé. Không nên sử dụng thuốc đánh răng cho bé khi bé chưa thực sự biết đánh răng. Chất flour có trong thuốc đánh răng co thể giúp phòng bệnh sâu răng nhưng nếu bé nuốt phải một lượng lớn flour khi còn bé, nó có thể là nguyên nhân gây ra bệnh loãn xương khi bé đến tuổi trưởng thành. Ngoài ra, nó còn gây ra hiện tượng vàng răng và ảnh hưởng tới men răng.

Vậy chỉ nên cho bé dùng kem đánh răng để đánh răng khi bé thực sự biết súc miệng và nhổ nước súc miệng ra ngoài. Ở độ tuổi này, chỉ nên dùng kem đánh răng để đánh răng khi bé thực sự biết súc miệng và nhổ nước súc miệng ra ngoài. Ở độ tuổi này, chỉ nên cho bé đánh răng 1 lần trước khi đi ngủ.


Dưới đây là những hướng dẫn để bố mẹ giúp trẻ chăm sóc răng miệng đúng cách.



 


 
ĐỐI VỚI TRẺ TỪ 4 TUỔI ĐẾN DƯỚI 6 TUỔI


Ở tuổi này, bạn đã có thể dạy cho bé cách tự đánh răng và để bé tự làm công việc này. Đây là giai đoạn bé bắt đầu đánh răng một mình và đánh răng sau mỗi bữa ăn. Hãy dạy bé cách cầm bàn chải thật chắc và cách đánh răng vào tận từng ngóc ngách.

Bạn hãy hướng dẫn bé đánh đủ 4 phần của răng bằng cách đánh nhiều lần răng cửa về phía hàm.

Để giúp bé thích thú với việc đánh răng hơn, bạn nên chọn đánh răng có hình những nhân vật hoạt hình bé yêu thích, tìm mua các loại kem đánh răng của trẻ em, có mùi vị hoa quả, thường có hàm lượng flour thấp để nếu lỡ trẻ có nuốt vào cũng không ảnh hưởng gì tới sức khỏe. Bạn cũng phải thường xuyên nhắc bé không nên đánh quá mạnh và đánh vào lợi vì như vậy bé có thể bị sưng lơi.



 


 
ĐỐI VỚI TRẺ TỪ 6 TUỔI TRỞ ĐI


Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu có những chiếc răng vĩnh viễn, việc đánh răng đã trở thành một việc cực kỳ cần thiết và quan trọng. Do đó, bạn cần theo dõi chặt chẽ hơn việc đánh răng của bé để bé không bị sâu răng. Đây là giải đoạn các em học cách đánh răng luân phiên. Điều đó có nghĩa là phải đánh răng vào tận cùng bên trong, làm đi làm lại động tác này nhiều lần sau đó đánh răng cửa, đánh từ trên xuống dưới. Cuối cùng là các em đánh sạch mặt bên trong của răng.

Bạn nên chọn bàn chải mềm, dễ cầm cho các em. Ở giai đoạn này có thể chọn kem đánh răng có hàm lượng flour cao hơn giai đoạn trước của các em.

Bạn cần theo dõi, đôn đốc việc vệ sinh răng miệng cho trẻ tới khi trẻ thực sự tạo được thói quen và ý thức tự chăm sóc răng miệng cho mình. Đến khi trẻ được khoảng 10 tuổi, bố mẹ mới có thể phó mặc công việc này cho chúng.


 
TẬP CHO BÉ ĐÁNH RĂNG ĐÚNG CÁCH


Đặt lòng bàn chải hướng về phía đường viền nướu một góc 45 độ so với răng, lắc nhẹ bàn chải. Chải từng nhóm răng, mỗi nhóm độ 2 - 3 cái, chải ba mặt răng: Mặt ngoài (nhìn thấy khi há miệng), mặt trong (phía dưới) và mặt nhai. Cha mẹ cần tiếp tục chải răng cho trẻ đến 9 - 10 tuổi, vì trẻ không có kỹ năng tự chải răng một cách hiệu quả trước độ tuổi này.

Thường trẻ không thích kem đánh răng. Nhưng bạn đừng lo lắng. Vì chính bàn chải (chứ không phải kem) mới làm sạch được các mảng bám trên răng. Nếu trẻ có thể sử dụng kem đánh răng, cha mẹ phải cẩn thận không cho trẻ nuốt kem. Nên sử dụng một lượng rất ít kem đánh răng (nhỏ bằng hạt đậu). Kem đánh răng chứa flour sẽ làm răng thêm răng chắc.



 


 
TÁC HẠI CỦA SÂU RĂNG VÀ CÁCH CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG ĐÚNG CÁCH VỚI TRẺ NHỎ.


Sâu răng là bệnh mà mọi lứa tuổi đều mắc phải. Tuy nhiên, mức độ phổ biến nhất của bệnh này lại là trẻ em. Hiện nay, tại Việt Nam số lượng trẻ mắc sâu răng là khoảng 80% tập trung chủ yếu vào độ tuổi từ 1 -8 tuổi.

Sâu răng nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến rất nhiều hậu quả như: Biếng ăn, mất ngủ, và luôn làm trẻ đau đớn. Do đó, các bậc phụ huynh nên quan tâm thường xuyên hơn đến việc chăm sóc trẻ, đặc biệt là trẻ 1 tuổi vì đây là thời điểm bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên.

Sâu răng được gây ra bởi khá nhiều nguyên nhân. Vì vậy, bài viết này để các bậc cha mẹ có thể hiểu rõ hơn về nguyên nhân, tác hại của sâu răng và từ đó đưa ra cách phòng ngừa hợp lý nhất.



 


 
ĂN UỐNG KHÔNG HỢP LÝ LÀ NGUYÊN NHÂN HÀNG ĐẦU DẪN ĐẾN SÂU RĂNG


Với hàng tỷ vi sinh vật, cùng với vi khuẩn rất rất nhỏ mà ta không thể quan sát được bằng mắt thường bám trên răng của trẻ. Do đó, khi thức ăn đi vào khoảng 15 phút, chúng sẽ hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và phát triển, biến chúng thành các loại axit phá hủy dần men răng, khiến trẻ dễ dàng bị những vi khuẩn sâu răng xâm nhập và gây bệnh. Đặc biệt là những thực phẩm có chứa đường.

Do còn bé, nên những đồ ngọt chứa nhiều đường như: Nước ngọt có gas, bánh, kẹo, socola luôn là món ăn ưa thích. Hơn nữa, các bậc phụ huynh lại thường không quan tâm đến thói quen ăn đồ ngọt của con mình, với tâm lý chiều con nên các bé sẽ luôn được thả cửa để ăn những loại thực phẩm này, từ đó việc sâu răng là hoàn toàn không thể tránh khỏi.

Tuy nhiên, các chất đường cũng góp phần rất lớn trong sự phát triển của trẻ. Đường được chia làm hai loại. Đó là đường ngoại sinh và đường nội sinh. Những thứ như bánh kẹo, nước ngọt,... Được gọi là ngoại sinh. Còn đường nội sinh lại thường có sẵn trong hoa quả, rau củ. Vì vậy, thay vì cho trẻ ăn thoải mái đồ ngọt, thì các bậc phụ huynh nên tập cho con cái mình chế độ ăn uống nhiều rau củ, hoa quả hơn. Rau củ, hoa quả không chỉ có tác dụng phát triển răng cho bé mà còn phát triển toàn diện, tăng sức đề kháng ngăn ngừa nhiều loại bệnh.



 


 
MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN KHÁC CŨNG DẪN TỚI SÂU RĂNG.


Ngoài thức ăn thì vẫn còn khá nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tới quá trình sâu răng ở trẻ như trong quá trình mang thai, mẹ bị sâu răng gây ảnh hưởng tới sự hấp thụ canxi của trẻ khiến trẻ có hàm răng yếu, dễ bị vi khuẩn tấn công hoặc do các yếu tố ảnh hưởng tới sự miễn dịch của trẻ như bị bẩm sinh, sử dụng thuốc, tuyến nước bọt bị ảnh hưởng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc trẻ bị sâu răng.

Chăm sóc răng miệng cho trẻ thường xuyên và đúng cách sẽ hạn chế và phòng ngừa được việc hình thành sâu răng. Hơn nữa, các bậc phụ huynh cũng nên đưa trẻ đi khám răng định kỳ ở các nha khoa, chăm sóc răng miệng để dễ dàng phát hiện được bệnh răng miệng của trẻ, từ đó lên hướng dẫn điều trị một cách đúng đắn nhất.



 


 
NHỮNG ĐIỀU CHA MẸ CẦN LƯU Ý ĐỂ GIÚP BÉ BẢO VỆ RĂNG MIỆNG TỐT HƠN


Ngoài việc dạy trẻ chăm sóc răng miệng cần đúng cách, bạn cần phải lưu ý đến những vấn đề sau để đảm bảo quá trình vệ sinh răng miệng của bé mang lại hiệu quả tốt như:

- Hạn chế cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt, tinh bột hay uống các loại nước uống có gas như: Bánh kẹo, chocolate

- Cho trẻ ăn các loại thực phẩm giàu dưỡng chất tốt cho răng như: Chuối, táo, sữa chua, cà rốt, thịt, cá, trứng...

- Nhắc nhở trẻ đánh răng mỗi ngày vì trẻ con thường hay quên. Chuẩn bị nước muối ấm giúp bé mỗi ngày để tạo thói quen súc miệng với nước muối. Từ đó, loại bỏ mảng bám thức ăn, tăng tính sát khuẩn, làm sạch khoang miệng cho trẻ.

- Bổ sung flour cho răng bé bằng cách mua loại kem đánh răng chứa flour hoặc xin chỉ định cụ thể của bác sĩ.

- Cha mẹ phải làm gương cho bé, đánh răng sau mỗi bữa ăn vì trẻ con rất dễ học theo các hành động của người lớn.

- Đưa trẻ đi khám răng định kì 6 tháng /lần để biết được tình trạng răng miệng cụ thể và có biện pháp khắc phục kịp thời khi có vấn đề xảy ra.

Hy vọng những chia sẽ trên đây về vấn đề dạy trẻ chăm sóc răng miệng cần đúng cách sẽ hữu ích với các bậc cha mẹ. Nếu còn điều gì thắc mắc bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn.



 


 

BẢNG GIÁ DỊCH VỤ NHA KHOA UY TÍN GÒ VẤP :http://www.nhakhoatamviet.com

Đăng ký khám tại Phòng khám nha khoa Tâm Việt tại http://www.nhakhoatamviet.com

Địa chỉ: 366 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh

Email: nhakhoatamviet366@gmail.com

Điện thoại: 028.66 753 538 – 0941 818 149

Facebook.com/nhakhoatamviet.366

BÌNH LUẬN & CHIA SẺ
Đọc thêm
Chat với NhaKhoaTamViet