• Lịch làm việc
    Thứ 2 -> Thứ 7 từ 8:00 -> 20:00, Chủ Nhật từ 8:00 -> 17h
  • Hotline
    Giải đáp thắc mắc dịch vụ: (028) 6675 3538 - Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 600 2312
    nhakhoatamviet366@gmail.com
  • Địa chỉ
    366 Quang Trung, Phường 10
    Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh
QUY  TRÌNH  ĐIỀU TRỊ TUỶ RĂNG TẠI NHA KHOA TÂM VIỆT
Thứ 6 | 08/04/2022 - Lượt xem: 524

QUY  TRÌNH  ĐIỀU TRỊ TUỶ RĂNG TẠI NHA KHOA TÂM VIỆT

 

1.Quy trình điều trị tủy răng như thế nào?

Bất kì một ca điều trị nào cũng cần phải tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật. Và một quy trình điều trị tủy răng tiêu chuẩn y tế sẽ trải qua lần lượt các bước dưới đây:

Bước 1:Thứ nhất là thăm khám và xác định tình trạng viêm tủy răng

Bác sĩ sẽ dựa trên biểu hiện bệnh lý cùng với kết quả chụp phim X – quang để xác định ống tủy bị viêm nhiễm và mức độ hư hại để đưa ra quyết định điều trị hợp lý.

Bước 2:Thứ hai là gây tê trước khi lấy tủy

Trước khi lấy tủy, Bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ để giảm ê nhức và khó chịu cho bệnh nhân. Thuốc gây tê sẽ hết sau khi kết thúc các công đoạn chữa tủy, thế nên sẽ không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của bệnh nhân,

Bước 3:Thứ ba là đặt đế cao su

Đế cao su là công cụ để ngăn vùng điều trị với khoang miệng nhằm tránh thuốc điều trị tủy rơi xuống miệng. Bên cạnh đó, đặt đế cao su sẽ giữ cho răng chữa tủy luôn khô sạch, tránh sự xâm nhập của nước bọt.

Bước 4:Thứ tư là mở ống tủy để rút tủy viêm

Để tạo ống tủy, bác sĩ sẽ dùng mũi khoan và dũa chuyên dụng. Ống tủy sẽ được mở đủ rộng để việc lấy tủy diễn ra dễ dàng. Tùy răng viêm nhiễm được lấy ra khỏi buồng tủy và chân răng bằng chiếc châm nhỏ.

Bước 5:Thứ năm là tạo hình ống tủy

Sau khi tủy răng được loại bỏ hoàn toàn, bác sĩ sẽ tạo hình lại ống tủy và lấp đầy buồng tủy trống bằng vật liệu nha khoa.

Những dấu hiệu cho thấy bạn cần phải chữa tuỷ răng
(Dịch vụ điều trị tuỷ răng Gò Vấp)

2. Tủy răng là gì và nguyên nhân gây viêm tủy răng

Trước khi giải đáp thắc mắc khi nào cần điều trị tủy răng, chúng ta cùng tìm hiểu tủy răng là gì và các nguyên nhân gây viêm tủy răng

Định nghĩa tủy răng?

Tủy răng là một tổ chức bao gồm các dây thần kinh và mạch máu (động mạch, tĩnh mạch). Tổ chức này được bao bọc và bảo vệ bởi ngà răng và men răng. Cấu trúc của tủy răng sẽ khác nhau ở mỗi người, nhưng đều nắm giữ nhiệm vụ quan trọng là duy trì sức khỏe cho răng.

Nguyên nhân khiến tủy răng bị viêm

Theo các bác sĩ Nha khoa, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tủy răng viêm, đặc biệt trong đó là do vi khuẩn. Nếu răng bị sâu, chúng sẽ dễ dàng xâm nhập và gây viêm.

Hầu hết, những người điều trị tủy răng chưa đóng chóp đều đạt được kết quả tốt. Tuy nhiên, kết quả điều trị tủy răng duy trì được bao lâu còn phụ thuộc vào cách bạn chăm sóc răng miệng.

Trước khi quy trình bắt đầu, nha sĩ sẽ bôi thuốc tê cục bộ để giảm thiểu cảm giác đau. Bạn có thể vẫn cảm thấy áp lực trong quá trình làm sạch, nhưng sẽ không bị đau khi thực hiện.

Khi thuốc gây tê cục bộ hết sau lấy tủy răng, bạn có thể bị đau và ê buốt nhẹ. Điều này liên quan đến quá trình làm sạch khi điều trị tủy răng. Trong quá trình này, bác sĩ nha khoa tạo một lỗ nhỏ trên thân răng và làm sạch tủy răng bị bệnh bên trong buồng tủy của răng. Tuy không thoải mái nhưng bất kỳ cơn đau và ê buốt sau lấy tủy răng cũng chỉ kéo dài vài ngày.

Vì cơn đau sau khi lấy tủy răng thường nhẹ, bạn có thể chỉ cần dùng thuốc giảm đau không kê đơn. Bạn cũng nên tránh ăn thức ăn cứng ngay sau khi lấy tủy răng, vì điều này có thể gây đau nhiều hơn.

Đau sau điều trị tủy răng sẽ giảm dần theo thời gian. Nếu vẫn thấy đau nhiều hoặc sưng, bạn nên đến gặp nha sĩ. Hầu hết mọi người cần một đến hai buổi để lấy tủy răng thành công. Trong trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể cần vệ sinh ống tủy nhiều lần hơn. Cơn đau tái phát có thể là một dấu hiệu cho thấy cần phải thực hiện điều này.

Tủy Răng Bị Thối Là Do Đâu? Điều Trị Thế Nào?
(Điều trị tuỷ răng và những điều cần biết)

3. Một số vấn đề khác về điều trị tủy răng

Bên cạnh thắc mắc khi nào cần điều trị tủy răng thì có một số vấn đề khác mà mọi người cần biết khi điều trị tủy răng

Các trường hợp chống chỉ định điều trị tủy răng

Không phải khi nào tủy răng bị tổn thương thì các nha sĩ đều thực hiện điều trị tủy răng. Mà ngược lại, những trường hợp dưới đây sẽ không áp dụng phương pháp điều trị này:

  • Mô răng và chân răng bị phá hủy nghiêm trọng.

  • Răng thuộc nhóm răng dư, răng lạc chỗ bị viêm và sâu nặng.

  • Răng đã điều trị tủy nhiều lần nhưng vẫn tái phát.

  • Xuất hiện các biến chứng.
     

    Nha Khoa Lê Văn Hà - Lee Dental
    (Điều trị tuỷ răng có đau không?)

Làm gì sau khi điều trị tủy răng?

Sau khi điều trị tủy răng xong, người bệnh cần chú ý:

  • Những ngày đầu sau khi điều trị, nên ăn nhẹ nhàng và từ từ.

  • Hạn chế, tốt nhất là không nên ăn thức ăn nóng quá hay lạnh quá, ngay cả đồ ăn cứng, khó nhai.

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách, nhất là sau khi ăn.

  • Tái khám theo lịch hẹn của nha sĩ hoặc kiểm tra răng định kỳ 6 tháng/lần.

    Sau điều trị tủy răng, cảm giác đau và khó chịu khi khép hàm là bình thường. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ dần thuyên giảm và biến mất. Nhưng nếu rơi vào những trường hợp sau, phải đến nha sĩ nhanh chóng:

  • Sau khi điều trị nhiều ngày mà vẫn còn cảm giác đau và khó chịu.

  • Vùng lợi xung quanh răng điều trị sưng to và đau nhức. 

  • Miếng trám tạo cảm giác “cộm”, gây khó khăn khi nhai hoặc khép hàm.
     

    Chữa tuỷ răng kiêng ăn gì? Chế độ ăn cho người chữa tuỷ răng
    (Nha Khoa tâm Việt chuyên điều trị tuỷ răng uy tín)

  • Trên đây là những thông tin giúp giải đáp thắc mắc khi nào cần điều trị tủy răng. Nếu khách hàng đang gặp vấn đề về sức khỏe răng miệng nói chung, có thể đến Chuyên khoa Răng Hàm Mặt của Nha Khoa Tâm Việt để được bác sĩ tại đây kiểm tra và điều trị.

    Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi và cơ sở vật chất hiện đại, Tâm Việt đã và đang là địa chỉ khám chữa bệnh đáng tin cậy cho mọi người. Mọi nhu cầu về đặt lịch khám hoặc cần được tư vấn trước, đừng quên liên hệ 028.6675.3538 để được hướng dẫn chi tiết, tận tình và chu đáo. 

BÌNH LUẬN & CHIA SẺ
Đọc thêm
Chat với NhaKhoaTamViet