• Lịch làm việc
    Thứ 2 -> Thứ 7 từ 8:00 -> 20:00, Chủ Nhật từ 8:00 -> 17h
  • Hotline
    Giải đáp thắc mắc dịch vụ: (028) 6675 3538 - Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 600 2312
    nhakhoatamviet366@gmail.com
  • Địa chỉ
    366 Quang Trung, Phường 10
    Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh
RĂNG HÀM VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT
Thứ 4 | 10/08/2022 - Lượt xem: 830

1. Răng hàm là gì?

Răng hàm (răng cối) gồm răng hàm lớn và răng hàm nhỏ. Số thứ tự của các răng hàm sẽ là từ 4 – 8. Vì vậy, một người trưởng thành bình thường sẽ có tất thảy 20 chiếc răng hàm. Trong đó, răng hàm số 6 và số 7 là hai vị trí răng chúng ta cần hết sức quan tâm. Lý do vì đây đều là hai răng vĩnh viễn không trải qua quá trình thay răng sữa. Do đó, nếu không được chăm sóc cẩn thận những răng này sẽ rất dễ bị sâu và tổn hại sớm. Răng vĩnh viễn khi mất đi sẽ không thể mọc lại được.

Răng hàm gồm hai phần: phần thân và phần chân răng. Phần thân răng là phần chúng ta có thể quan sát được, phần chân răng nằm sâu dưới lợi và gắn chặt vào xương hàm. Răng hàm có đặc điểm như sau: có mặt nhai lớn, có gờ rãnh. Chân răng hàm cơ từ 2 – 4 chân răng tùy thuộc vị trí răng.

2. Chức năng của răng hàm?

Lý do khiến chúng ta cần trồng răng hàm lại khi mất răng thật bởi răng hàm đóng vai trò rất quan trọng. Có thể kể đến như:

  • Răng hàm có chức năng chính nghiền nhỏ thức ăn. Từ đó, giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn được nhanh chóng và dễ dàng hơn.
  • Bảo vệ xương hàm và tạo nên tính hài hòa và sự cân đối cho cấu trúc khuôn mặt.
  • Việc phát âm cũng chịu rất nhiều ảnh hưởng từ xương hàm. Nếu giữa các răng có khoảng trống lớn sẽ khiến phát âm không được tròn vành rõ chữ.
Nhổ răng hàm số 7 khi nào? Phương pháp nhổ răng số 7 là gì?
Răng hàm trên sơ đồ răng

3. Cấu tạo của Răng hàm

Răng hàm cấu trúc chung như các răng khác, gồm hai phần là thân răng và chân răng, ngăn cách nhau bởi cổ răng.

  • Thân răng là phần thấy được, ở trên cổ răng. Thân răng gồm có 5 mặt là mặt nhai, mặt ngoài, mặt trong và hai mặt bên. Răng hàm có mặt nhai lớn, sự tiếp xúc các răng hàm đối diện có vai trò quan trọng trong nhai, nghiền thức ăn.
  • Chân răng là phần được cắm vào xương ổ răng của xương hàm. Số lượng chân răng tùy thuộc vào mỗi loại răng và vị trí của nó. Các răng hàm có từ 2-3 chân.
    Hai chân: Răng hàm nhỏ 1 hàm trên có hai chân, gồm một chân ngoài và một chân trong. Răng hàm lớn 1 và răng hàm lớn 2 hàm dưới có một chân xa và một chân gần.
    Ba chân: Răng hàm lớn thứ nhất và thứ hai của hàm trên có hai chân ngoài và một chân trong.

Về cấu tạo răng, răng hàm cũng cấu tạo bởi ba thành phần là men răng, ngà răng và tủy răng.

  • Men răng được xem là thành phần cứng nhất cơ thể, men răng bao phủ thân răng, không chứa các dây thần kinh nên hầu như không có cảm giác. Men răng được cấu tạo bởi 96% chất vô cơ, chủ yếu là Hydroxy apatit.
  • Ngà răng là lớp trong men răng, trong lòng ngà chứa buồng tủy và ống tủy. Ngà răng ít cứng hơn men răng, thành phần gồm 70% chất vô cơ, 30% chất hữu cơ và nước.
  • Tủy răng là đơn vị sống chủ yếu của răng, trong tủy có chứa mạch máu, các dây thần kinh, bạch mạch,…
Nhổ răng hàm còn sót chân răng xử lý thế nào?
Răng hàm có cấu tạo như thế nào?
 
 

4. Chức năng của Răng hàm

  • Răng hàm có vai trò quan trọng trong cắn, xé ,nhai, nghiền nát thức ăn. Giúp thức ăn được nghiền nhỏ, trộn đều với các men trong nước bọt, trước khi vào bên trong cơ thể, di chuyển đến các cơ quan tiêu hóa khác như dạ dày, ruột non,…
  • Răng hàm giữ vai trò cấu tạo nên tính hài hòa, cân đối, thẩm mỹ của khuôn mặt.
  • Bộ răng với đầy đủ các răng giúp phát âm được chuẩn xác, rõ chữ. Nếu mất răng, hàm sẽ có các khoảng trống, âm phát ra sẽ khó nghe, không chính xác.

5. Những nguyên nhân thường gặp gây mất răng hàm

Mặc dù đây là loại răng giữ vai trò vô cùng quan trọng, tuy nhiên vì nhiều lý do mà bạn có thể bị mất răng hàm. Tiêu biểu trong số đó có thể kể đến những nguyên nhân như:

  • Vệ sinh răng miệng kém: Đánh răng không đúng cách, lười đánh răng hoặc vệ sinh răng miệng chưa đúng sẽ gây ra sâu răng và viêm nướu, về lâu dài sẽ làm mất răng.
  • Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý: Việc ăn uống thiếu chất, đặc biệt là thiếu Canxi là nguyên nhân hàng đầu khiến răng không còn chắc chắn. Ngoài ra, nếu bạn ăn nhiều những thực phẩm chứa đường, Carbohydrates và axit cũng có thể làm tổn hại đến men răng và nướu.
  • Thói quen không tốt: Nghiến răng lâu ngày là nguyên nhân gây mòn và ngắn răng. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc lá cũng là nguyên nhân làm trầm trọng tình trạng viêm nướu, dễ gây mất răng.
  • Chấn thương răng miệng: Việc chơi các trò chơi thể thao như đá banh, bóng rổ, võ thuật… cũng dễ tác động đến răng gây gãy, vỡ. Ngoài ra các chấn thương do tai nạn cũng có thể khiến mất răng hàm.
  • Do tuổi tác: Lão hóa răng do các hoạt động nhai, nghiến và cắn lâu ngày cũng khiến răng không còn chắc khoẻ và dẫn đến mất răng ở người cao tuổi.
  • Sự thay đổi hormone: Quá trình này diễn ra ở tuổi dậy thì và ở phụ nữ mang thai có thể làm yếu men răng và chân răng, khiến răng bị lung lay, dễ rụng.
  • Các bệnh lý khác: Những người mắc các bệnh như tiểu đường, huyết áp cao, viêm khớp, ung thư khớp cắn… cũng thường có răng yếu và dễ rụng hơn người bình thường.

Nhổ răng hàm trên có nguy hiểm không? Có ảnh hưởng gì không?
Nguyên nhân nào dẫn đến mất răng hàm?

6. Bị mất răng hàm có nguy hiểm không?

Khi bị mất răng hàm, bạn có thể phải đối diện với nhiều hậu quả nghiêm trọng như:

  • Thiếu răng cối là một trong những nguyên nhân gây khó phát âm khi giao tiếp, dẫn đến mất tự tin, ngại đám đông.
  • Gây khó khăn trong ăn uống do ảnh hưởng đến hoạt động nhai, cắn. Lâu ngày đây sẽ là nguyên nhân gây suy nhược cơ thể, tăng nguy cơ mắc bệnh về đường tiêu hoá.
  • Nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời, đây là nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu xương hàm, tụt nướu. Khi đó, xương hàm sẽ tiêu lõm xuống, gây hóp má, da chảy xệ, khiến bạn có vẻ ngoài già hơn so với tuổi.
  • Việc vệ sinh răng miệng khó khăn hơn gây ra bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, áp xe răng…
  • Các răng kế cận có xu hướng mọc nghiêng về phía khoảng trống dẫn tới cung hàm trở nên lệch lạc, mất cân bằng, lâu ngày gây rối loạn khớp cắn, khớp thái dương hàm.

BÌNH LUẬN & CHIA SẺ
Đọc thêm
Chat với NhaKhoaTamViet