• Lịch làm việc
    Thứ 2 -> Thứ 7 từ 8:00 -> 20:00, Chủ Nhật từ 8:00 -> 17h
  • Hotline
    Giải đáp thắc mắc dịch vụ: (028) 6675 3538 - Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 600 2312
    nhakhoatamviet366@gmail.com
  • Địa chỉ
    366 Quang Trung, Phường 10
    Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh
RĂNG NANH MỌC NGẦM VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT
Thứ 2 | 25/02/2019 - Lượt xem: 1171

Tại sao phải điều trị răng nanh mọc ngầm ở trong xương?? Răng nanh mọc ngầm có nên nhổ?? Địa điểm điều trị răng nanh mọc ngầm uy tín, chất lượng, an toàn tại Nha Khoa Tâm Việt quận Gò Vấp Tp. HCM 


ĐIỀU TRỊ RĂNG NANH MỌC NGẦM TRONG XƯƠNG HÀM


Không hiếm trường hợp răng nanh mọc ngầm trong xương hàm. Tình trạng này không chỉ dẫn đến sự thiếu hụt của cung răng hàm gây mất thẩm mỹ. Duy trì răng ngầm trong xương vốn đã là sự liều lĩnh đối với sức khỏe của cung răng và khuôn hàm. Vậy răng nanh mọc ngầm trong xương hàm phải làm sao??

 
TẠI SAO PHẢI XỬ LÝ RĂNG NANH MỌC NGẦM TRONG XƯƠNG HÀM??


Răng nanh mọc ngầm trong xương hàm cũng có nghĩa là trên khuôn răng vĩnh viễn bị khuyết thiếu đi vị trí này. Răng nanh cũng thuộc nhóm răng trước nên có ý nghĩa thẩm mỹ rất lớn. Thiếu răng nanh sẽ dễ dàng bị phát hiện và khiến cho nụ cười của bạn mất đi sự tự nhiên. Đó là chưa kể đến tình huống răng nanh mọc ngầm khiến cho hàm răng có kẽ thưa lớn ở vị trí này.

Răng nanh mọc ngầm còn gây nguy hiểm cho xương hàm trên. Đây là chiếc răng ở gần vị trí xoang hàm, là nơi mà xương hàm trên có chiều cao tương đối hạn chế và dễ bị tác động với ngoại lực. Răng nanh mọc ngầm trên cao sẽ là sự bất lợi, gây mất ổn định cho khu vực xương ở vị trí này. Đặc biệt nguy cơ gây vỡ xương dưới xoang hàm là rất lớn nên phải trải qua những va chạm mạnh.

Do đó, cần phải có biện pháp xử lý răng nanh mọc ngầm trong xương hàm thật thích hợp và hiệu quả để trả lại sự hài hòa thẩm mỹ cho khuôn miệng và sự ổn định cho xương hàm trên.



 


 
RĂNG NANH MỌC NGẦM TRONG XƯƠNG HÀM PHẢI LÀM SAO??
 
NIỀNG RĂNG NANH MỌC NGẦM TRONG XƯƠNG HÀM


- Vì đây là chiếc răng vĩnh viễn bị khuyết thiếu trên cung hàm. Cho nên niềng răng để kéo răng nanh vào vị trí chuẩn của nó nên là giải pháp đầu tiên được nghĩ tới khi muốn xử lý răng nanh mọc ngầm.

Để thực hiện được việc này, bạn không thể không nhờ tới bác sĩ chỉnh nha chuyên sâu. Trước tiên là phải trải qua thăm khám, chụp phim kỹ lưỡng mới xác định được niềng có được không, hướng niềng chỉnh như thế nào mới hiệu quả?

Chỉ khi răng nanh mọc trong xương nhưng có hình thể chuẩn với răng nanh và với cơ thể mọc không gây nguy hiểm cho các răng kế cận đồng thời được bác sĩ kết luận có thể chỉnh nha hiệu quả thì mới điều trị được theo cách này.


 
NHỔ RĂNG NANH MỌC NGẦM TRONG XƯƠNG HÀM


- Giải pháp nhổ răng nanh chỉ được áp dụng trong trường hợp bất đắc dĩ. Khi mà răng nanh ác tính, ảnh hưởng xấu đến các răng kế cận và có hình thể dị thường mà bác sĩ xét thấy có niềng chỉnh cũng không hiệu quả thì mới khuyên bạn nên nhổ răng nanh mọc ngầm để tính tới giải pháp trồng lại răng nanh mới.

Thông thường răng nanh sẽ mọc đầy đủ trong giai đoạn thay răng sữa và là chiếc răng giữ chức năng ăn nhai cũng khá quan trọng trên khuôn hàm. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, chiếc răng này lại gây rắc rối và khiến khổ chủ luôn băn khoăn răng có nên nhổ răng nanh không? Hãy cùng bài viết sau đây tìm hiểu về vấn đề này nhé!!!



 


 
CÓ NÊN NHỔ RĂNG NANH KHÔNG? TRƯỜNG HỢP NÀO NÊN THỰC HIỆN NHỔ BỎ?


Răng nanh trên khuôn hàm đóng vai trò quan trọng về tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai (xé thức ăn). Chính vì thế mà rất nhiều khi có vấn đề về răng nanh đều chung một thắc mắc là có nên nhổ răng nanh không, nhổ thì có ảnh hưởng gì đến 2 chức năng kia không??

Trên thực tế, bảo tồn răng luôn là nguyên tắc đầu tiên, việc nhổ răng nanh chỉ được chỉ định thực hiện trong những trường hợp sau:

- Răng nanh không đủ chỗ sẽ mọc ngầm, mọc lệch. Nếu không nhổ trong trường hợp này sẽ gây đau, khó chịu và để lại các biến chứng như: dính khớp, lệch đường giữa, mất nhiều khoảng, làm tiêu răng bên cạnh.

- Răng nanh bị sâu bệnh nặng, vết sâu đã "ăn" gần hết thân răng, lan vào tủy răng và có nguy cơ lan xuống hàm và lan sang các răng bên cạnh, không thể bảo tồn bằng hàm trám hoặc bọc răng sứ thông thường.

- Răng nanh bị vỡ do va đập, chỉ còn lại phần chân răng.

- Răng bị viêm nha chu trầm trọng



 


 
NHỔ RĂNG NANH MỌC NGẦM ĐƯỢC TIẾN HÀNH NHƯ THẾ NÀO??


Việc nhổ răng nanh mọc ngầm sẽ phức tạp hơn khá nhiều so với những răng khác ở hàm trên bởi tình trạng mọc ngầm nếu chẩn đoán và điều trị không chính xác có thể gây nên những biến chứng sau khi nhổ răng rất nguy hiểm. Có nên nhổ răng nanh hay không cũng sẽ phục thuộc vào vấn đề này.

Thông thường, đối với một trung tâm nha khoa uy tín thì chụp X- quang cần được tiến hành trước tiên cùng với các thao tác như chụp cận chóp, phim cắn, phim sọ nghiêng chụp theo kỹ thuật từ xa.. Là những hình ảnh rất cần thiết để đánh giá vị trí của răng nanh, hình dạng và những tác động của răng nanh đối với răng kế cận.

Hiện nay, công nghệ nhổ răng bằng máy siêu âm Piezotome thế hệ mới sẽ giúp cho quy trình nhổ răng diễn ra an toàn và hạn chế đau nhức như một cách tối đa.

Khác với cách nhổ răng truyền thống với dụng cụ nạy và kìm khiến cho quá trình nhổ khó khăn và chảy máu khá nhiều, thiết bị mới sẽ tạo ra mũi cắt siêu âm sắc bén và linh hoạt để làm đứt gãy các dây chằng nha chu và tách răng ra khỏi ổ răng, giúp lấy răng ra dễ dàng hơn và hạn chế đau nhức, quá trình lành thương cũng diễn ra nhanh hơn.



 


 
ĐIỀU TRỊ RĂNG NANH MỌC NGẦM TRONG XƯƠNG HÀM


Hiện có hai phương pháp chính để điều trị răng nanh mọc ngầm trong xương hàm là niềng răng và nhổ răng.

Hiện có hai phương pháp chính để điều trị răng nanh mọc ngầm trong xương hàm là niềng răng và nhổ răng.

- Niềng răng nanh mọc ngầm trong xương hàm: Vì đây là chiếc răng vĩnh viễn bị khuyết thiếu trên cung hàm. Cho nên niềng răng để kéo răng nanh vào vị trí chuẩn của nó nên là giải pháp đầu tiên được nghĩ tới khi muốn xử lý răng nanh mọc ngầm. Để thực hiện được việc này, bạn không thể không nhờ tới bác sĩ chỉnh nha chuyên sâu.

Trước tiên là phải trải qua thăm khám, chụp phim kỹ lưỡng mới xác định được niềng có được không, hướng niềng chỉnh như thế nào mới hiệu quả? Chỉ khi răng nanh mọc trong xương nhưng có hình thể chuẩn với răng nanh và với thế mọc không gây nguy hiểm cho các răng kế cận đồng thời được bác sĩ kết luận có thể chỉnh nha hiệu quả thì mới điều trị được theo cách này.

- Nhổ răng nanh mọc ngầm trong xương hàm: Giải pháp nhổ răng nanh chỉ được áp dụng trong trường hợp niềng răng không thể áp dụng được. Khi mà răng nanh ác tính, ảnh hưởng xấu đến các răng kế cận và có hình thể "dị thường" mà bác sĩ xét thấy có niềng chỉnh cũng không hiệu quả thì mới khuyên bạn nên nhổ răng nanh mọc ngầm để tính tới giải pháp trồng lại răng nanh mới.


 
RĂNG NANH MỌC NGẦM CÓ NÊN NHỔ??


Răng nanh (còn gọi là răng số 3) được goi là mọc ngầm khi nó nằm trong xương hàm nhưng không mọc ra ngoài xương hàm. Trong trường hợp này thì khám trên lâm sàn Bác sĩ sẽ không thấy có răng số 3 nhưng khi chụp phim X quang mới thấy rõ được. Răng nanh mọc ngầm đang chiếm tỉ lệ cao thứ 2 sau các răng khôn, có thể chiếm tỷ lệ trung bình đến 2 - 3% dân số, thường gặp ở nữ hơn nam. Những người nằm trong trường hợp này thương băn khoăn răng nanh mọc ngầm có nên nhổ? Dưới đây là những nguyên nhân và cách điều trị răng nanh mọc ngầm.


 


 
NGUYÊN NHÂN NÀO LÀM CHO RĂNG NANH MỌC NGẦM??


- Nguyên nhân là cho răng nanh mọc ngầm, mọc sai lệch hoặc mọc chậm rất phức tạp. Nguyên nhân đầu tiên là do: Di truyền, phóng xạ, nội tiết, khe hở môi, chậm hình thành chân răng, sự phát triển khác nhau giữa vùng tiền hàm và xương hàm trên. Các nguyên nhân khác như: Răng cửa bên kém phát triển hoặc thiếu, răng bị chấn thương, nhổ răng quá sớm, các răng bên cạnh di sang làm mất khoảng, giảm kích thước gần xa của hố mũi, mầm răng lạc chỗ...

- Để chẩn đoán răng nanh ngầm sẽ dựa vào kết quả khám lâm sàng của bác sĩ và ảnh chụp X quang. Khi khám trong miệng có thể biết được còn hoặc không còn răng nanh sữa nhưng sẽ không thấy răng nanh trưởng thành, mặc dù các răng trưởng thành khác đã mọc, sờ có thể thấy phồng ở trong vòm miệng.

- Khám X quang thông thường như cận chóp, phim cắn, Panorama phim sọ nghiêm chụp theo kỹ thuật từ xa.. là những hình ảnh rất cần thiết để đánh giá vị trí của răng nanh, giúp dự đoán được khả năng mọc và niềng răng, nếu chân răng bị cong sẽ làm cho quá trình niềng răng không thuận lợi.


 
RĂNG NANH NGẦM CÓ NÊN NHỔ BỎ??


- Răng nanh ngầm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ để lại các biến chứng như: Dính khớp, lệch đường giữa, mất nhiều khoảng, làm tiêu răng bên cạnh,.. Tuy nhiên, răng nanh đóng vai trò rất quan trọng trên cung hàm nên ngoại trừ những trường hợp không thể giữ lại được thì bác sĩ mới chỉ định nhổ bỏ còn những trường hợp khác nên điều trị bảo tồn kéo răng nanh ra ngoài, sắp xếp lại đúng vị trí của nó.


 


 
QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ RĂNG NANH NGẦM
 
PHẪU THUẬT BỘC LỘ RĂNG NGẦM VÀ NẮN CHỈNH RĂNG:


- Phẫu thuật bộc lộ răng nanh ngầm: Được tiến hành trong các trường hợp răng ngầm hoặc chậm mọc, hoặc răng đang mọc lệch chỗ trong viêm mạc. Bác sĩ sẽ sử dụng rất nhiều kỹ thuật phẫu thuật như cắt lợi, vạt đặt lại tại chỗ phía tiền đình, vạt trượt sang hai nên, vạt đẩy về phía cuống.. Vì vậy, trường khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ sẽ cân nhắc, lựa chọn kỹ thuật thích hợp với từng trường hợp.

 
NIỀNG RĂNG VÀ SẮP XẾP LẠI VỊ TRÍ RĂNG TRÊN CUNG HÀM:


Sau khi đã tiến hành phẫu thuật bộc lộ răng, bước tiếp theo bạn sẽ niềng răng. Lúc này, mục tiêu của các bác sĩ chỉnh nha là làm cho răng mọc đúng vị trí của nó trên cung răng và không làm co lợi viền. Bác sĩ chỉ tiến hành bộc lộ răng và sắp xếp lại răng khi đã tạo đủ khoảng trống cho răng nanh mọc.

 
KHI ĐIỀU TRỊ RĂNG NANH NGẦM CÓ THỂ GẶP CÁC BIẾN CHỨNG GÌ?


- Các biến chứng khi điều trị răng nanh ngầm thường liên quan đến việc gắn mắc cài thất bại, làm tụt lợi, mất xương, đôi khi có thể có hiện tượng tiêu thân răng, tiêu các răng bên cạnh và dính khớp.

Răng nanh ngầm là một trường hợp bất thường về mọc răng hay gặp, cần phải được chẩn đoán sớm. Răng nanh có vai trò quan trọng trong khớp cắn cũng như về mặt thẩm mỹ nên cần phải cố gắng giữ lại nếu có thể. Trong quá trình điều trị răng nanh cần kiểm soát chặt chẽ tình trạng nha chu, nên vệ sinh răng sạch sẽ để đạt được chất lượng thẩm mỹ sau khi kéo răng.



 


 
CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG SAU KHI NHỔ RĂNG NANH MỌC NGẦM


- Nhổ răng nanh mọc ngầm ít nhiều sẽ gây chảy máu và đau nhức trong một tuần đầu. Sau khi nhổ, bệnh nhân cần cắn chặt bông gòn trong vòng 30 phút để cầm máu.

- Kiểm tra tình trạng vết nhổ thường xuyên trong một tuần đầu: Kiểm tra ổ nhổ vào ngày thứ 1, thứ 3 và thứ 5 sau nhổ răng để phát hiện kịp thời những viêm nhiễm có thể xảy ra.

- Chú ý không dùng vật nhọn hay chải răng vào chỗ chân răng vừa nhổ.

- Sử dụng các thực phẩm mềm, lỏng để răng không phải làm việc nhiều, tránh các thức ăn cứng hoặc có nhiều mảnh vụn ảnh hưởng tới chân răng.

- Thực hiện trồng lại răng mới thay thế sau khi nhổ răng nanh để đảm bảo ăn nhai và hạn chế tiêu xương hàm theo chỉ định của bác sĩ nha khoa.



 




BẢNG GIÁ DỊCH VỤ NHA KHOA UY TÍN GÒ VẤP :http://www.nhakhoatamviet.com

Đăng ký khám tại Phòng khám nha khoa Tâm Việt tại http://www.nhakhoatamviet.com

Địa chỉ: 366 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh

Email: nhakhoatamviet366@gmail.com

Điện thoại: 028.66 753 538 – 0941 818 149

Facebook.com/nhakhoatamviet.366

BÌNH LUẬN & CHIA SẺ
Đọc thêm
Chat với NhaKhoaTamViet