• Lịch làm việc
    Thứ 2 -> Thứ 7 từ 8:00 -> 20:00, Chủ Nhật từ 8:00 -> 17h
  • Hotline
    Giải đáp thắc mắc dịch vụ: (028) 6675 3538 - Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 600 2312
    nhakhoatamviet366@gmail.com
  • Địa chỉ
    366 Quang Trung, Phường 10
    Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh
SÂU RĂNG VÀ NHỮNG TRIỆU CHỨNG NGUY HIỂM
Thứ 4 | 31/10/2018 - Lượt xem: 1366

bệnh sâu răng và chứng kiến không ít người phải khổ sở với những cơ đau của nó. Vậy bệnh sâu răng là gì, nguyên nhân gây nên hiện tượng này và biểu hiện của nó ra sao?? Hãy cùng Nha Khoa Tâm Việt  tìm hiểu

 
SÂU RĂNG LÀ GÌ?? NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA SÂU RĂNG HIỆU QUẢ NHẤT.


Chúng ta vẫn thường nhắc đến bệnh sâu răng và chứng kiến không ít người phải khổ sở với những cơ đau của nó. Vậy bệnh sâu răng là gì, những nguyên nhân nào gây nên hiện tượng này và biểu hiện của nó ra sao?? Hãy cùng Nha Khoa Tâm Việt chúng tôi tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau đây nhé!!!

 
SÂU RĂNG LÀ GÌ?


Bệnh sâu răng là quá trình vi khuẩn tiếp xúc, tấn công cấu trúc răng, gây nên những tổn thương trên bề mặt răng.

Biểu hiện là chúng gây ra những lỗ sâu li ti trên bề mặt răng hay quanh than răng, điều này khiến người bệnh đau nhức khó chịu. Nếu chúng ta không phát hiện và điều trị kịp thời vi khuẩn sau răng sẽ ăn dần và sâu cấu trúc răng, phá hủy lớp ngà và tủy răng bên trong, gây hoại tử tủy. Thậm chí ở một số trường hợp nặng, bệnh nhân buộc phải nhổ bỏ những chiếc răng sâu này.

Sâu răng là quá trình gây ra kết quả là một khoang răng bị hỏng. Điều này xảy ra khi các vi khuẩn tác dụng và các chất đường, tinh bột bám trên răng và tiết ra axit ăn mòn các mô răng. Nếu không được hỗ trợ điều trị sâu răng thì đầu tiên sẽ gây đau nhức dần dần dẫn đến nhiễm trùng, mất răng và tổn thương đến tủy răng. Sâu răng là bệnh răng miệng có ảnh hưởng đến nhiều người. Tuy nhiên, sâu răng không phải đe dọa đến tính mạng nhưng đem đếm rất nhiều rắc rối trong sinh hoạt hằng ngày.



 



 
 
NGUYÊN NHÂN CHÍNH GÂY NÊN BỆNH SÂU RĂNG


Bệnh sâu răng thường do những nguyên nhân chủ yếu sâu đây gây ra:

 
VI KHUẨN


Vi khuẩn thường được hình thành trong mảng bám, vôi răng và là một trong những tác nhân gây ra các bệnh lý về răng miệng, trong đó có sâu răng.

 
ĐƯỜNG TRONG THỨC ĂN


Chế độ ăn uống chứa nhiều đường như bánh, nước ngọt ga sẽ khiến bệnh sâu răng có nguy cơ bùng nổ và răng bị phá hủy nhanh hơn. Vì vi khuẩn có hại sẽ dùng đường để hình thành và phát triển số lượng có trong các mảng bám, vôi răng. Đồng thời, chúng lên men đường trong quá trình biến dưỡng và phóng thích acid ra trên bề mặt răng, acid làm mềm bề mặt răng và ăn mòn dần dần các chất vô cơ ở men răng và ngà răng, tạo thành lỗ sâu.

 
TUỔI TÁC


Khi tuổi tác càng cao, chúng ta thường phải đối mặt với những tình trạng như: giảm tiết nước bọt, bất thường bẩm sinh của răng, vệ sinh răng miệng kém… Đây cũng chính là những nguyên nhân có thể khiến cho khả năng mắc bệnh sâu răng cao hơn và tốc độ phát triển bệnh nhanh hơn

 
CHẾ ĐỘ CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG


Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc bảo vệ răng trước nguy cơ bị sâu.Thông thường, khoảng 15 phút sau khi chúng ta ăn xong, trên răng sẽ bắt đầu xuất hiện một lớp màng mỏng. Chúng nhanh chóng kết hợp với vi khuẩn hình thành nên mảng bám nếu chúng ta không làm sạch răng miệng kịp thời.


Việc đánh răng mỗi ngày đủ sức đánh bật các mảng bám ra khỏi răng, chính vì vậy bạn cần sử dụng kết hợp chỉ tơ nha khoa và nước súc miệng để giúp làm sạch răng miệng hiệu quả hơn.






 
BIỂU HIỆN CỦA SÂU RĂNG LÀ GÌ?


Thông thường, bệnh sâu răng khi đang phát triển ở giai đoạn thường ngấm ngầm và không biểu hiện bất kỳ triệu chứng rõ ràng nào nên bệnh nhân rất khó nhận ra sự tổn thương trên răng. Một khi bạn nhận thấy những biểu hiện sau đây đồng nghĩa là tình trạng răng sâu cũng đã khá nghiêm trọng:

 
  • Mảng bám, cao răng bao quanh nướu và chân răng
  • Xuất hiện những lỗ sâu li ti trên bề mặt răng.
  • Bệnh nhân bắt đầu cảm thấy đau đớn khó chịu, chúng có thể xuất hiện từng cơn hay âm ỉ kéo dài. Và thong thường những cơn đau này sẽ phát tác mạnh hơn vào ban đêm.
  • Nướu của bạn bị sưng đỏ, yếu đi và rất dễ chảy máu, nhất là mỗi khi đánh răng.
  • Miệng có mùi hôi khó chịu


Bệnh sau răng tuy rất phổ biến thế nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng có thể nhận biết nó sớm. Chính vì vậy, thăm khám nha khoa định kỳ từ 3 – 6 tháng / lần là giải pháp tốt để bác sĩ giúp bạn phát hiện và điều trị bệnh lý này kịp thời, đem lại hiệu quả cao, đồng thời tiết kiệm chi phí cũng như thời gian điều trị.


 


 
DIỄN BIẾN ĐAU CỦA SÂU RĂNG


Sâu răng giai đoạn 1: Chớm sâu răng

Ở giai đoạn này, bệnh chỉ được phán đoán dựa trên những biểu hiện chưa rõ ràng, chỉ mới là những điểm trắng đục trên bề mặt răng chứ chưa gây cảm giác đau nhức hay ê buốt gì. Vì vậy chúng ta thường bỏ qua giai đoạn này.


Sâu răng giai đoạn 2: Sâu men răng

Vi khuẩn sâu răng lúc này đã trở thành một vùng rõ rệt trên bề mặt răng, nó đã đi qua bề mặt cứng của răng. Khi ăn những món ăn quá nóng, quá lạnh hoặc quá chua bệnh nhân sẽ thấy hơi nhức răng và rất ê buốt.


Sâu răng giai đoạn 3: Sâu ngà răng


Lúc này vi khuẩn đã xâm nhập tới ngà răng và từ đây phát triển cực nhanh, dần dần đến tủy và gây nên cảm giác đau dữ dội, lien tục, nhất là về đêm sẽ đau nhức đến không ngủ được.


Sâu răng giai đoạn 4: Viêm tủy

Vi khuẩn xâm lấn tủy và không lâu sau đó sẽ gây viêm tủy, làm răng chết tủy thối dần. Và khi không được chữa trị sẽ gây nên tình trạng nghiêm trọng hơn, xương bị nhiễm trùng và gây nên bệnh áp xe, viêm xương hàm, viêm khớp…


 
PHÒNG NGỪA SÂU RĂNG NHƯ THẾ NÀO?


Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Chắc hẳn bạn hiểu rõ vấn đề này bởi đối với bất kỳ căn bệnh nào, thì khi đã mắc phải việc điều trị sẽ phức tạp hơn nhiều so với cách phòng ngừa và dù có điều trị thành công thì cũng không thể so sánh với sức khỏe bình thường. Vậy để không bị sâu răng cần làm những gì.

Trước hết cần phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách và đúng lúc. Vệ sinh răng miệng đúng cách đó là kết hợp chải răng theo hướng dẫn cảu nha sĩ, dùng chỉ nha khoa và súc miệng. Vệ sinh đúng lúc là sau khi ăn và trước khi đi ngủ, một ngày đánh răng ít nhất 2 lần.

Sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm và kem đánh răng chứa Flouride.

Tiếp theo là về chế độ ăn uống, cần phải cung cấp đầy đủ canxi và vitamin cho răng chắc khỏe ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Còn trong thời kỳ mọc răng, người lớn hạn chế cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt và thức ăn chứa nhiều tinh bột và hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng sau khi ăn. Đây là lứa tuổi dễ bị mắc bệnh đau sâu răng nhất.

Điều quan trọng đó là nên tạo thói quen khám răng miệng định kỳ nhất 2 lần / năm để được bác sỹ theo dõi và phát hiện kịp thời những bất thường.



 


 
CÁCH ĐIỀU TRỊ SÂU RĂNG HIỆU QUẢ NHẤT


Mỗi giai đoạn sâu răng sẽ tương ứng với phương phát điều trị khác nhau.

Đối với giai đoạn đầu, chỉ cần thực hiện tái khoáng hóa bề mặt răng là sẽ ngăn chặn được sự phát triển của vi khuẩn. Còn khi đã sâu răng đến các giai sau thì cần phải thực hiện nạo bỏ các mô răng hỏng, điều trị tủy răng rồi bít kín, phục hình ăng bị lỗ sâu răng bằng cách hàm trám. Nhiều trường hợp sâu răng đến mức độ gãy vỡ chỉ còn chân răng thì sẽ phải bọc sứ thậm chí là nhổ bỏ chân răng còn sót lại và trồng răng mới thay thế.

Đa phần bệnh nhân khi tới viện điều trị thường đang ở giai đoạn 2 và 3 nên phương pháp chữa răng sâu phổ biến nhất luôn là hàm trám. Hiện nay tại Nha Khoa Tâm Việt đã ứng dụng thành công công nghệ hàm trám răng Laser Tech. Đây là một bước tiến vượt trội, cho phép điều trị răng sâu triệt để và khắc phục những yếu điểm mà trước đây các phương pháp hàn trám truyền thống mắc phải như:


 
  • Vết trám cố định chắc chắn trên bề mặt răng mà không bị bong tróc, co kéo hay mài mòn
  • Vết trám Composite mang tính thẩm mỹ tự nhiên cao do có màu sắc tương đồng màu răng thật.


 


 
NGUYÊN NHÂN GÂY SÂU RĂNG VÀ CÁCH CHỮA


Khoang miệng là cửa ngõ điều tiên đi vào cơ thể con người, bởi thế nếu răng miệng bị tổn thương sẽ gây ra rất nhiều vấn đề liên quan. Răng không giống như các bộ phận khác trên cơ thế, khi bị tổn thương có thể tự phục hồi được. Răng là bộ phận duy nhất trên cơ thể mà nếu bị tổn thương răng sẽ không có cơ chế tự phục hồi. Vì thế ta phải áp dụng biện pháp thích hợp để điều trị.

Bệnh sâu răng là một trong những bệnh lý răng miệng rất nguy hiểm. Nó phát triển một cách thầm lặng mà con người ta không dễ gì nhận biết được. Mà nguyên nhân gây sâu răng chủ yếu là do ăn uống và cách vệ sinh răng miệng chưa tốt của mỗi người.


 
NGUYÊN NHÂN


Các nhà khoa học đã nghiên cứu và cả qua thực nghiệm cho thấy, nguyên nhân gây sâu răng là một chuỗi liên hoàn bao gồm do: Vi khuẩn, thức ăn con người ăn qua miệng, cấu trúc răng của từng người và thời gian.

 
VI KHUẨN


Gây ra sâu răng là các loại vi khuẩn bám trên bề mặt răng. Chúng sản sinh và tiết ra những chất hữu cơ, Polyore, enzyme thủy phân chất lỏng trắng trứng (một thành phần trong nước miếng), những chất đó có thể hòa tan chất hữu cơ và phân hủy chất vô cơ của kết cấu răng. Các vi khuẩn này bám vào răng hình thành các đốm khuẩn, đến lượt các đốm khuẩn này phát triển tấn công răng gây ra sâu răng.


 


 
THỨC ĂN


Những loại thức ăn có lượng đường cao, các loại thức ăn nhanh với lượng ngọt cao cũng dễ gây sâu răng vì đó là cơ sở để vi khuẩn bám vào, sinh trưởng và phát triển. Các gợn thức ăn, vụn thức ăn bám vào kẽ nhỏ của răng và không được làm sạch cũng tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi phát triển.

 
CẤU TRÚC RĂNG


Cấu trúc răng miệng của mỗi người cũng ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe răng miệng. Nếu răng mọc đều đặn, các khớp cắn đều, chắc khỏe, men răng trắng bong.. Đây là một hàm răng khỏe mạnh có khả năng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Còn những hàm răng mọc không đều, các khớp chênh lệch nhau, trên hàm răng có những răng vỡ, nứt… Đây là một cơ sở cho thấy hàm răng đang yếu dần và không có khả năng kháng khuẩn, rất dễ bị sâu răng.


 


 
CÁCH ĐIỀU TRỊ SÂU RĂNG


Sau khi phát hiện sâu răng bạn cần đến Nha sĩ ngay để được điều trị kịp thời, hạn chế tình trạng sâu răng phát triển mạnh làm ảnh hưởng tới các bộ phận khác, gây lây lan chéo sang những chiếc răng còn khỏe.

 
NHỮNG TRƯỜNG HỢP MỚI CHỚM, CHƯA HÌNH THÀNH LỖ SÂU THÌ BÁC SĨ SẼ DÙNG THUỐC ĐIỀU TRỊ CHO BỆNH NHÂN


Đối với những trường hộ sâu răng đã có những vết lớn, sâu, rộng thì cần phải nạo bỏ phần sâu để ngăn ngừa tình trạng lây lan.

Bác sĩ có thể sẽ dùng biện pháp tái khoáng phần sâu bằng loại dung dịch có chứa calcium, phosphate, fluorine. Bác sĩ sẽ đổ dung dịch này vào phần sâu để thu hẹp phần có màu trắng vôi do sâu răng. Và làm cho vùng đó ngừng phát triển.

Một biện pháp nữa mà được các bác sĩ sử dụng nhiều nhất là hàn, trám bít lỗ sâu.
Với phương pháp này không những điều trị hiệu quả được tình trạng sâu răng mà còn giữ được hình răng và màu sắc của răng rất đẹp. Trông rất thẩm mỹ.



 


 

BẢNG GIÁ DỊCH VỤ NHA KHOA UY TÍN GÒ VẤP :http://www.nhakhoatamviet.com

Đăng ký khám tại Phòng khám nha khoa Tâm Việt tại http://www.nhakhoatamviet.com

Địa chỉ: 366 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh

Email: nhakhoatamviet366@gmail.com

Điện thoại: 028.66 753 538 – 0941 818 149

Facebook.com/nhakhoatamviet.366

BÌNH LUẬN & CHIA SẺ
Đọc thêm
  •  

    TẠI SAO CHÚNG TA NÊN LẤY VÔI RĂNG?

    Những nguy hiểm tiềm ẩn từ mảng bám cao răng trên răng?? Lấy vôi răng có thể dẫn đến những nguy cơ gì?? Địa điểm cạo vôi răng an toàn, uy tín, chất lượng tại Nha Khoa Tâm Việt quận Gò Vấp Tp. HCM 

  •  

    RĂNG SỨ VENEER VÀ NHỮNG THÔNG TIN KHÔNG THỂ BỎ QUA

    Làm răng sứ Veneer thực hiện như thế nào?? Những ưu điểm và nhược điểm của răng sứ Veneer?? Địa điểm làm răng sứ Veneer an toàn, uy tín, chất lượng tại Nha Khoa Tâm Việt quận Gò Vấp TP. HCM 
  •  

    RĂNG SỨ ZIRCONIA CÓ MẤY LOẠI - PHỤC HÌNH RĂNG SỨ ZIRCONIA Ở ĐÂU UY TÍN GÒ VẤP

    Răng sứ Zirconia là dòng răng toàn sứ được ưa chuộng vì nhiều lý do như màu sắc trắng sáng không bị đen viền theo thời gian, khả năng chịu lực tốt và tuổi thọ lâu dài. Là sự lựa chọn của đông đảo khách hàng vì độ thẩm mỹ và độ an toàn với cơ thể.

  •  

    NHỔ RĂNG KHÔN CÓ ĐAU KHÔNG? NHA KHOA NHỔ RĂNG KHÔN GÒ VẤP

    Răng khôn, một nguồn gốc của những nỗi ám ảnh đau nhức trong khoang miệng, đôi khi trở thành cơn ác mộng đối với nhiều người. Quyết định nhổ răng khôn trở nên cần thiết để giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, sau quá trình tiểu phẫu, không ít người bệnh phải đối mặt với những biến chứng không mong muốn. Nhổ răng khôn có đau không?

Chat với NhaKhoaTamViet