• Lịch làm việc
    Thứ 2 -> Thứ 7 từ 8:00 -> 20:00, Chủ Nhật từ 8:00 -> 17h
  • Hotline
    Giải đáp thắc mắc dịch vụ: (028) 6675 3538 - Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 600 2312
    nhakhoatamviet366@gmail.com
  • Địa chỉ
    366 Quang Trung, Phường 10
    Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh
THÓI QUEN NHAI MỘT BÊN HÀM VÀ NHỮNG HẬU QUẢ KHÔN LƯỜNG BẠN NÊN BIẾT
Thứ 2 | 29/10/2018 - Lượt xem: 155323

Thói quen nhai một bên hàm là hiện tượng đẩy thức ăn về phía bên phải hay bên trái của miệng để nhai. Đây là một thói quen thường gặp ở những người có các vấn đề như một bên hàm bị mất răng, sâu răng, răng bị sứt mẻ, gãy vỡ, lung lay, mòn men hoặc răng bị hở kẻ... 

 
HẬU QUẢ CỦA VIỆC ĂN NHAI MỘT BÊN NHƯ THẾ NÀO??? NHAI MỘT BÊN HÀM CÓ SAO KHÔNG???
 
HẬU QUẢ CỦA VIỆC ĂN NHAI MỘT BÊN
 
ĂN UỐNG ĐỪNG NHAI MỘT BÊN NỮA. BẠN SẼ KHÔNG NGỜ ĐƯỢC HẬU QUẢ KHÔN LƯỜNG ĐÂU



Thói quen nhai một bên hàm là hiện tượng đẩy thức ăn về phía bên phải hay bên trái của miệng để nhai. Đây là một thói quen ăn uống rất xấu, thường gặp ở những người có các vấn đề răng miệng như một bên hàm bị mất răng, sâu răng, răng bị sứt mẻ, gãy vỡ, lung lay, mòn men hoặc răng bị hở kẻ... Nhai một bên hàm tưởng chừng như vô hại nhưng nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ra hậu quả xấu ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể cũng như tính thẩm mỹ của khuôn mặt.



 
 


 
THÓI QUEN NHAI MỘT BÊN HÀM - NHỮNG HẬU QUẢ KHÔN LƯỜNG BẠN NÊN BIẾT


Bình thường, khi chúng ta ăn, hai hàm răng trên và dưới luôn luôn vận động đối xứng, phối hợp nhịp nhàng với nhau để nghiền nát thức ăn. Trong quá trình ăn nhai, thức ăn sẽ được cắt và nghiền nhỏ trước khi đưa vào dạ dày, điều này giúp hệ thống tiêu hóa luôn khỏe mạnh. Đồng thời, việc nhai khi ăn sẽ hỗ trợ cho cơ hàm và răng có thể phát triền một cách bình thường. Chính vì thế, đối với những người có thói quen nhai một bên hàm, họ có thể gặp phải một số vấn đề sau đây:


Do thói quen, do bạn đang gặp các vấn đề răng miệng nên chỉ ăn nhai, hay thường xuyên ăn nhai một bên thì hãy bỏ ngay nhé!!!


Để thói quen đó kéo dài lâu dần bạn sẽ gặp các vấn đề sau:




 
CƠ QUAI HÀM BỊ LỆCH


- Nếu bạn nhai một bên hàm trong thời gian quá lâu sẽ khiến cơ quai hàm chỉ phát triển ở một bên, cơ quai hàm bên còn lại sẽ co lại do ít được vận động. Điều này khiến cho khuôn mặt bị biến dạng, một bên to một bên nhỏ. Thậm chí nghiêm trọng hơn, bạn có thể bị lệch cả sống mũi, gây mất thẩm mỹ.


 
RĂNG BỊ BÀO MÒN GẤP ĐÔI



- Khi bạn có thói quen nhai một bên hàm, nó sẽ khiến hàm răng bị yếu đi. Bởi vì, những chiếc răng bên nhai nhiều sẽ phải làm việc nặng hơn nên mặt nhai của răng sẽ bị bào mòn nhanh và nhiều hơn gấp đôi so với bình thường, khiến men răng mau hỏng, dễ dẫn đến việc các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy, hoại tử tủy,...

Trong khi những chiếc răng ở bên còn lại, do ít được vận động nên các tổ chức xung quanh răng bị yếu và mỏng dần, dễ tích tụ cao răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây ra sâu răng hoặc viêm nhiễm.


 
HỆ THỐNG TIÊU HÓA BỊ SUY YẾU:


- Nhai một bên hàm sẽ khiến thức ăn không được nghiền nát trước khi đưa vào dạ dày. Lâu ngày, hệ thống tiêu hóa sẽ bị yếu đi và dẫn đến bệnh đau dạ dày.

Nhai một bên hàm sẽ khiến thức ăn không được nghiền nát trước khi đưa vào dạ dày. Lâu ngày, hệ thống tiêu hóa sẽ bị yếu đi và dẫn đến bệnh đau dạ dày. Ngoài ra, bạn có thể bị suy nhược cơ thể do không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng qua đường ăn uống.



 
TỔN THƯƠNG KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM:


Khớp thái dương hàm sẽ bị mòn dần và không đều ở hai bên nếu như bạn chỉ nhai một bên hàm trong nhiều năm. Điều này dễ dẫn đến tình trạng sai khớp, há miệng sẽ nghe thấy âm thanh khớp xương va chạm, gây rối loại khớp thái dương hàm. Thậm chí nguy hiểm hơn, bạn có thể cảm thấy đau đớn, không thể đóng mở được miệng một cách bình thường. 


Để không gặp phải những hậu quả không mong muốn do thói quen này gây ra, bạn hãy cố gắng tập nhai cả hai bên khi ăn, nhằm giúp xương và răng ở hai bên hàm có thể phát triển bình thường. 


Thậm chí nguy hiểm hơn, bạn có thể cảm thấy đau đớn, không thể đóng mở được miệng một cách bình thường. 


Nếu như có các vấn đề răng miệng làm ảnh hưởng tới việc ăn nhai của bạn thì hãy tới thăm khám và kiểm tra ngay nhé!!




 



 
NHAI MỘT BÊN HÀM BỊ LỆCH BỊ LỆCH MẶT BÊN TO BÊN NHỎ PHẢI LÀM SAO?



Nhai một bên hay còn gọi là nhai mặt lệch, là tình trạng rất thường gặp ở những người mắc phải các vấn đề về răng miệng: Một bên hàm bị mất răng, răng sâu, răng bị gãy vỡ hoặc khe răng rộng... Do đó, chỉ vó thể ăn nhai ở một phía. Nhai một bên hàm là thói quen rất xấu, về lâu dài không chỉ gây hại đến sức khỏe mà còn khiến khuôn mặt bị lệch, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ. 


 
VÌ SAO NHAI MỘT BÊN HÀM KHIẾN MẶT BỊ LỆCH


Theo các chuyên gia nha khoa, khi chúng ta ăn nhai, cả hai bên của hàm răng trên và dưới đều cùng hoạt động, phối hợp nhịp nhàng với nhau để nghiền nát thức ăn trước khi đưa vào dạ dày, giúp hệ thống tiêu hóa luôn được khỏe mạnh. Đồng thời, nhai khi ăn còn đảm bảo cho cơ hàm và răng có thể phát triển bình thường.

Tuy nhiên, một số người có thói quen chỉ nhai một bên hàm khi ăn. Điều này tưởng chừng như vô hại, nhưng nếu kéo theo dài liên tục trong nhiều năm sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như thẩm mỹ khuôn mặt. Bởi vì, trong quá trình nhai lệch, cơ hàm chỉ phát triển một bên, còn cơ kia do ít được vận động nên sẽ co lại, khiến mặt bị lệch mất cân đối. Thậm chí nghiêm trọng hơn, nhiều người có thể lệch cả sống mũi.

Ngoài ra, thói quen nhai lệch còn khiến cho hàm răng bên nhai phải làm việc nặng hơn, điều này làm mặt răng bị mài mòn nhiều hơn do đó men răng nhanh mỏng, gây ra tình trạng sâu răng và nặng hơn là viêm tủy hoặc hoại tử tủy. Hàm bên kia thì tổ chức xung quanh răng rất mỏng và yếu vì ít được vận động, răng dễ bị mắc các bệnh lý răng miệng.

Do đó, để bảo vệ sức khỏe và thẩm mỹ khuôn mặt, nếu bạn đang mắc phải thói quen nhai một bên hàm thì nên từ bỏ ngay. Trường hợp bạn đang phải gánh chịu hậu quả xấu do thói quen này gây ra thì cần đến ngay trung tâm nha khoa để bác sĩ thăm khám và điều trị sớm nhất có thể.





 



 
NHAI MỘT BÊN CÓ ẢNH HƯỞNG GÌ?



Bác sĩ tại Nha Khoa Tâm Việt sẽ giải đáp thắc mắc về vấn đề này cho mọi người hiểu hơn nhé!!!


Nhai khi ăn không chỉ làm nhỏ thức ăn mà còn kích thích sự bài tiết nước bọt ở miệng (chứa men ptyalin, có tác dụng phân giải tinh bột chín thành đường maltose), dịch vị ở dạ dày (chứa men pepsin, có tác dụng tiêu hóa chất đạm). Bình thường, hai hàm răng vận động có tính đối xứng để răng trên và răng dưới phối hợp nghiền nát thức ăn.

Tuy nhiên, rất nhiều người do thói quen hoặc có thể vì một bên hàm răng bị khuyết, sâu do khe răng rộng nên, chỉ nhai một bên (nhai lệch). Trong quá trình nhai lệch khiến có quai hàm chỉ phát triển một bên. Cơ quai hàm bên kia co lại, nếu nhai lệch một thời gian dài bộ mặt có thể bị lệch mặt, nghiệm trọng hơn có thể lệch cả sống mũi, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Đối với trường hợp răng hàm bên nhai nhiều nên phải làm việc nặng hơn, trong một thời gian dài mặt răng bị mài mòn nhiều hơn khiến men răng nhanh hỏng, viêm tủy răng. Ngược lại hàm bên kia do vận động ít nên tổ chức chung quanh răng mỏng và yếu, dễ tích cặn răng, gây sâu hoặc viêm răng.

Đối với trường hợp của con bạn, do mới tập ăn nên không đáng ngại, nếu do thói quen cần giúp bé sửa chữa. Tuy nhiên, tình trạng kéo dài hoặc do một bên hàm thiếu răng, răng sâu hoặc có khuyết tật cần đưa bé đến cơ sở y tế chuyên khoa răng hàm mặt khám và có hướng điều trị sớm.





 



 
LÃNH HẬU QUẢ NẶNG NỀ VÌ MỘT THÓI QUEN NHAI MỘT BÊN TỪ TRẺ EM CHO ĐẾN NGƯỜI LỚN THƯỜNG MẮC


Nhai một bên hàm là thói quen thường thấy ở nhiều người, đặc biệt là trẻ em. Nhưng ít ai biết rằng thói quen này sẽ dẫn tới hậu quả nặng nề.

 
RĂNG BỊ MÀI MÒN GẤP ĐÔI


Mặc dù rất cứng rắn, nhưng hàm răng của chúng ta mỗi ngày đều phải nhai nuốt thực phẩm nhiều lần. Hoạt động này được duy trì hằng ngày và kéo dài tới hàng thập kỷ, nên dù có bền chắc tới đâu, hàm răng vẫn bị mài mòn.

Khi nhai đều cả hai bên hàm, răng bị mài mòn một cách đều đặn và đối xứng. Điều đó đồng nghĩa với việc răng sẽ không ngừng thấp và xấu đi theo tuổi tác. 

Tuy nhiên, đối với những người có thói quen nhai một bên hàm, răng sẽ bị mài mòn mất đối xứng. Cụ thể, đối với bên hàm thường xuyên được dùng, tốc độ mài mòn sẽ cao gấp đôi so với bên hàm ít được dùng đề nhai. 

Hàm răng bị hao mòn quá độ và lệch lạc sẽ khiến chức năng nhai nuốt kém hiệu quả.

Ngoài ra, việc nhai lệch một bên hàm còn có thể khiến răng trở nên lộn xộn. Nguyên nhân bởi bên răng thường dùng sẽ ngày càng mòn, thấp.

Trong khi đó, các răng bên hàm ít nhai vẫn giữ nguyên được kích cỡ. Sự mất cân đối này sẽ dễ dẫn tới tình trạng răng bị xô lệch, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng tới khả năng nhai.


 
LỆCH MẶT


Nhai một bên hàm trong thời gian quá lâu sẽ khiến cơ quai hàm chỉ phát triển ở một bên. Trong khi đó, cơ quai hàm bên kia sẽ bị co lại, dẫn tới mặt có dấu hiệu bị "lệch", nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới lệch cả sống mũi, ảnh hưởng tới thẩm mỹ.

 
TỔN THƯƠNG RĂNG


Thói quen nhai một bên hàm sẽ khiến răng bên thường nhai bị mòn, răng bên không nhai bị đóng vôi.

Điều này sẽ vô tình tạo thành môi trường thích hợp để vi khuẩn sinh sôi nảy nở, đồng thời tiết ra các độc tố làm hư hại men răng hoặc làm hỏng mô nâng đỡ răng, dẫn tới sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu, thậm chí làm ảnh hưởng tới tủy răng.


 
TỔN THƯƠNG KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM


Khớp thái dương hàm có vai trò giúp chúng ta thực hiện các động tác như há miệng, ngậm miệng. Mọi hoạt động như ăn, nói, ngáp… đều cần tới bộ phận quan trọng này.

Khi nhai lệch một bên, khớp thái dương hàm sẽ mòn dần và không đều ở hai bên, dễ dẫn tới tình trạng sai khớp, hoặc há miệng sẽ nghe thấy âm thanh khớp xương va chạm.

Nếu tình trạng này kéo dài, khớp thái dương hàm có thể bị rối loạn, đau đớn, thậm chí khiến người bệnh không đóng, mở được miệng một cách bình thường.

Do đặc trưng về vị trí, khớp thái dương hàm cũng là một trong những bộ phận dễ dàng bị ảnh hưởng do thói quen nhai lệch. 





 



 
NGUYÊN NHÂN DẪN TỚI TÌNH TRẠNG NHAI LỆCH


1. Khuyết thiếu răng: Nếu một bên hàm không có đầy đủ răng, có thể của bạn sẽ hình thành thói quen nhai về bên còn lại.

2. Đau răng: Một bên hàm xuất hiện răng đau đồng nghĩa với việc bạn sẽ cảm thấy đau đớn nếu bị kích thích vào bên hàm đó. Để tránh cảm giác đau đớn, nhiều người thường chọn cách nhai về bên hàm còn lại.

3. Bệnh lý: Tình trạng viêm nha chu, viêm lợi, sâu răng xuất hiện ở một bên hàm cũng là một trong những lý do dẫn tới tình trạng nhai lệch.

Ngoài những nguyên nhân kể trên, kích cỡ, độ cứng mềm của thức ăn cũng là một trong những nguyên do khiến chúng ta nhai lệch. 

Đối với trường hợp mới bị nhai lệch, hoặc nhai lệch do những nguyên nhân bệnh lý tạm thời, bạn hoàn toàn có thể tự điều chỉnh cho tới khi tình trạng nhai bình thường trở lại.
Tuy nhiên, nếu nhai lệch đã trở thành thói quen kéo dài và xuất hiện hậu quả đối với sức khỏe, bạn cần tới các cơ sở y tế chuyên khoa răng hàm mặt để thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời.




 


 
LÀM THẾ NÀO ĐÊ GIÚP BÉ BỎ THÓI QUEN NHAI MỘT BÊN


Như vậy có thể thấy từ thói quen nhai một bên ở trẻ có thể dẫn đến những tác hại vô cùng nghiêm trọng. Vì thế, cha mẹ không nên chủ quan khi thấy bé có những dấu hiệu nhai một bên hàm. Hãy nhanh chóng giúp bé từ bỏ tật xấu đó bằng những cách sau đây:


- Khi cho bé ăn, hoặc lúc bé tự ăn cha mẹ nên chú ý quan sát cách ăn của bé, bé có nhai thức ăn đều ở cả 2 bên hàm không. Nếu phát hiện bé có thói quen nhai một bên hàm thì nhanh chóng giúp bé điều chỉnh lại cách ăn và nhai thức ăn.

- Tiếp theo, tìm hiểu tại sao bé lại chỉ nhai ở 1 bên, quan sát xem bé có bị chiếc răng sâu nào không, hay vùng lợi chân răng có bị sưng tấy, chảy máu hay không. Nếu răng bé bị sâu hoặc có vấn đề gì khác, mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ nhau khoa để được tư vấn và điều trị tốt nhất.

Trước khi đút thức ăn vào miệng bé, mẹ hoặc người cho trẻ ăn cần làm mẫu để bé bắt chước theo. Khi nhai, đưa thức ăn sang cả hai bên hàm nhai để bé nhận thấy được việc nhai thức ăn phải nhai cả hai bên hàm. Việc này giúp bé hiểu và bắt chước hành động của người lớn.

- Để cho cháu tập nhai thì mẹ nên cho con tập ăn cơm hoặc nấu cháo hạt, băm thịt chứ không xay nữa, cho con ăn thêm mỳ, bún phở và nên để cho bé tự xúc ăn, ăn cùng mâm với gia đình cháu sẽ học người lớn cách nhai.

- Nếu thói quen nhai một bên ở trẻ không được điều chỉnh kịp thời, dẫn tới những hệ quả lệch mặt, trật khớp cắn thì cha mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt, để bé được kiểm tra, thăm khám và bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp khắc phục phù hợp.

Thói quen nhai một bên ở trẻ nhỏ gây ra những tác hại mà nhiều cha mẹ không ngờ đến. Vì thế cha mẹ nên dành nhiều thời gian chăm sóc. chú ý đến những dấu hiệu khác lạ ở bé để có hướng điều chỉnh kịp thời. Để biết thêm những cách chăm sóc, cũng như phương pháp khắc phục hậu quả nhai một bên hàm ở bé cha mẹ có thể ghé Nha Khoa Tâm Việt nhé!!





 

 

BẢNG GIÁ DỊCH VỤ NHA KHOA UY TÍN GÒ VẤP :http://www.nhakhoatamviet.com

Đăng ký khám tại Phòng khám nha khoa Tâm Việt tại http://www.nhakhoatamviet.com

Địa chỉ: 366 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh

Email: nhakhoatamviet366@gmail.com

Điện thoại: 028.66 753 538 – 0941 818 149

Facebook.com/nhakhoatamviet.366

BÌNH LUẬN & CHIA SẺ
Đọc thêm
  •  

    NGUYÊN NHÂN LÀM MÒN MẶT NHAI CỦA RĂNG VÀ CÁCH NGĂN NGỪA RĂNG MÒN MẶT NHAI

    Mức độ mòn mặt nhai của răng được xếp từ nhẹ đến nặng, cụ thể, khi tình trạng mòn chỉ xảy ra ở men răng là mức độ nhẹ vag khi tình trạng này xảy ra ở ngà răng là mức độ nặng.

  •  

    CÁC PHƯƠNG PHÁP NIỀNG RĂNG HÔ

    Niềng răng là kỹ thuật chỉnh nha sử dụng lực được tạo ra từ các khí cụ như mắc cài, khay niềng, hàm tháo lắp… để tác động lên răng nhằm dịch chuyển, sắp xếp lại vị trí của răng, điều chỉnh tổng thể răng về phương, hướng; đưa khớp cắn về đúng tỷ lệ chuẩn. Niềng răng hô cũng tương tự với mục đích giúp bệnh nhân có được hàm răng đẹp khiến họ tư tin và thoải mái hơn.

  •  

    KHI NÀO CẦN NHỔ RĂNG SỐ 8? NHỮNG BIẾN CHỨNG CÓ THỂ XẢY RA KHI NHỔ RĂNG SỐ 8 LÀ GÌ?

    Nhổ răng số 8, hay răng khôn, yêu cầu kỹ thuật và nghề tay cao hơn so với nhiều trường hợp nhổ răng khác. Quá trình này đòi hỏi sự chính xác và kỹ thuật tốt từ bác sĩ nha khoa, cùng với sự sử dụng đầy đủ dụng cụ máy móc hiện đại để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Chính vì những khó khăn này mà không cần ít người đắn đo khi đối diện với quyết định nên nhổ răng số 8 hay giữ lại nó.
  •  

    DẤU HIỆU NHẬN BIẾT MEN RĂNG BẠN YẾU

    Men răng là lớp ngoài cùng và bao phủ bên ngoài răng. Đây là thành phần cứng nhất trong cơ thể con người. Men tạo màu cho răng, giúp răng chắc hơn và bảo vệ ngà, tuỷ răng.
Chat với NhaKhoaTamViet