• Lịch làm việc
    Thứ 2 -> Thứ 7 từ 8:00 -> 20:00, Chủ Nhật từ 8:00 -> 17h
  • Hotline
    Giải đáp thắc mắc dịch vụ: (028) 6675 3538 - Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 600 2312
    nhakhoatamviet366@gmail.com
  • Địa chỉ
    366 Quang Trung, Phường 10
    Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh
TIÊU XƯƠNG HÀM VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
Thứ 4 | 01/02/2023 - Lượt xem: 446

1. Tiêu xương hàm là gì?

 -Tiêu xương hàm còn gọi là bệnh tiêu xương ổ răng, gồm cả trường hợp tiêu xương răng hàm trên và tiêu xương răng hàm dưới. Tình trạng này xảy ra khi mật độ chất lượng xương hàm bị suy giảm do nhiều nguyên nhân, khiến nướu bị teo lại, gương mặt bị méo, lão hoá, chảy xệ và ảnh hưởng lớn đến khớp cắn.
-Tình trạng mất xương hàm bao gồm cả trường hợp tiêu xương răng hàm trên và hàm dưới. Nếu như xương hàm trên đóng vai trò quan trọng trong quá trình cắn xé đồ ăn, thì xương hàm dưới lại giúp cho việc nghiền thức ăn được nhuyễn hơn. Cả 2 xương này đều khá mềm thế nên khi có khoảng trống, vùng xương này dễ dàng bị tiêu do vi khuẩn xâm nhập.
-Như vậy có thể thất, việc tiêu xương rất nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng nhiều tới khả năng ăn nhai mà còn có hại cho các hệ xương khác.

 

Nguyên nhân gây tiêu biến xương hàm
 

 2. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tiêu xương hàm

 -Theo các nha sĩ, nguyên nhân tiêu xương hàm chủ yếu đến từ hiện tượng mất răng và viêm nha chu. cụ thể:

 2.1. Do mất răng

-Xương hàm bị mất sẽ để lại một khoảng trống ở vị trí chân răng, khi đó không còn lực nhai tác động lên xương hàm dẫn đến hiện tượng tiêu xương hàm.
-Thông thường, sau khi bị mất răng khoảng 3-4 tháng, mất độ xương hàm bắt đầu có biểu hiện suy giảm. Trong 1 năm đầu tiên, dấu hiệu tiêu biến rõ rệt khi 25% xương hàm bị ảnh hưởng và chỉ trong 2 năm tiếp theo xương hàm có thể bị tiêu biến lên đến 60%.

 2.2. Do viêm nha chu

-Viêm nha chu là tình trạng nướu viêm dẫn đến tụt nướu, hở chân răng. Khi xương, dây chằng và các mô nâng đỡ bao bọc quanh răng bị phá huỷ dần sẽ khiến răng không còn chỗ dựa. Từ đó, răng bị lung lay, gây hậu quả mất răng, viêm ổ xương răng.

3. Tiêu xương hàm gây ảnh hưởng gì?

-Do bệnh tiêu xương hàm không xảy ra ngay lập tức sau khi mấ răng và thường không có biểu hiện trong thời gian đầu nên nhiều người đã đánh gía thấp về mức độ nguy hiểm cuả tình trạng này. Thực tế, tiêu xương hàm gây ra khá nhiều hệ luỵ như:
+Về sức khoẻ: Xương hàm bị tiêu biến khiến độ rộng và chiều cao của thành xương bị giảm đi đáng kể, không thể nâng đỡ được nướu, gây tụt nướu, làm bờ nướu mỏng dần. Điều này tạo cơ hội để vi khuẩn phát triển nhiều hơn, gây đau đầu, suy giảm sức khoẻ cả bệnh nhân.
+Về thẩm mỹ: Hiện tượng tiêu xương hàm có thể dẫn đến xương hàm dưới bị ngắn hơn. Khi xương hàm bị tiêu biến tới 60% sẽ gây ra tình trạng các dây chằng và cơ mặt hóp vào trong,dấu hiệu lão hoá trên mặt biểu hiện rõ ràng hơn. Hậu quả là gương mặt người bệnh sẽ bị teo nhỏ và già nua trông thấy.
+Về chức năng nhai: Tình trạng tiêu xương hàm khiến xương hàm bị tụt thấp, hàm răng có xu hướng đổ về phía trống, khiến các răng kế cận răng bị xô lệch có nguy cơ lung lay và gãy rụng cao. Đồng thời, tiêu xương hàm cũng dẫn đến tình trạng lệch khớp cắn khiến người bệnh gặp khó khăn khi ăn nhai.
+Cản trở điều trị: Sau khi mất răng, nếu trì hoãn việc điều trị thì xương hàm sẽ ngày càng tiêu biến nhiều hơn. Tủ lệ và chấ lượng xương giảm sút khiến việc phục hình răng bằng phương pháp trồng răng Implant trở nên khó khăn hơn vì trụ Implant khó đứng vững trong môi trường xương kém. Lúc này, nếu muốn cấy ghép Implant, người bệnh buộc phải ghéo xương vag chi phí điều trị đội lên rất nhiều.

Xem thêm:


Trồng  răng  Implant cho xương hàm tiêu biến

3. Những dạng tiêu xương hàm phổ biến

-Sau khi mất răng do tuổi già hoặc do tai nạn có thể bị tiêu xương hàm nếu không kịp thời trồng răng giả. Các dạng tiêu xương do mất răng bao gồm:

3.1. Tiêu xương hàm theo chiều ngang.

-Bề ngang của cung hàm tại vị trí chân răng bị mất sẽ thu hẹp lại, xương bên cạnh sẽ phình to ra, lấn chiếm khoảng trống của răng vừa bị mất làm cho các răng bên cạnh bị nghiêng, lệch gây mất thẩm mỹ tự tin giao tiếp.

 3.2. Tiêu xương hàm theo chiều dọc

 -Phần xương hàm bên dưới đường viền nướu bị lõm xuống, thấp hơn và sâu hơn so với phần xương hàm bên cạnh. Theo thời gian, vùng nướu tại vị trí tiêu xương cũng bị thu nhỏ lại.

3.3. Tiêu xương hàm khu vực xoang

-Khi mất răng hàm trên, không có chân răng thay thế chân răng thật, xoang hàm bị tràn và theo thời gian chiều rộng của xương hàm răng lên.

3.4. Tiêu xương hàm toàn bộ khuôn mặt

-Nó thường xảy ra khi nhiều răng ở hàm trên và hàm dưới bị mất. Dấu hiệu tiêu xương dễ nhận biết hơn khi mất nhiều răng vì khuôn mặt có nhiều thay đổi rõ rệt, miệng lõm xuống, mặt nhăn nheo và có nhiều nếp nhăn.

 3.5. Hạ thấp xương hàm khi mất nhiều răng

-Tình trạng tiêu xương hàm nếu không được khắc phục kịp thời, theo thời gian, xương hàm dần bị tiêu xương xuống ống tuỷ sâ, điều này mang đên nhiều khó khăn cho việc phục hình hàm bằng cấy ghép Implant.

Khắc phục tình trạng tiêu xương hàm

4. Trồng răng Implant khắc phục hiệu qủa tiêu xương hàm lâu năm.

 -Trồng răng Implant hay cấy ghép Implant là phương pháp phục hình răng bị mất hiện đại và tiên tiến nhất hiện nay. Do đó, Implant ( trụ titan) sẽ được đặt vào trong xương hàm để thay thế chân răng đã mất. Sau đó, trụ implant và xương hàm kết hợp chặt chẽ với nhau tạo thành một chiếc răng hoàn chỉnh giống hệt như răng thật.
-Theo các chuyên gia, phương pháp này đặc biệt hiệu quả đối với các bệnh nhân mất răng lâu năm và là phương pháp duy nhất hiện nay hạn chế cũng như giảm thiểu tối đa tình trạng tiêu xương hàm khi mất răng.

5. Trồng răng Implant – phương pháp ngăn chặn nguy cơ tiêu xương hàm

- Để tránh nguy cơ bị tiêu xương chân răng, mỗi người cần có chế độ chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt, nên đi lấy cao răng định kỳ 6 tháng/ lần và điều trị sớm nếu có dấu hiệu viêm nướu. Sau khi mất răng, bệnh nhân nên trồng răng Implant sớm để ngăn ngừa hiện tượng tiêu xương hàm. Khi được trồng răng, áp lực được duy trì thường xuyên, xương hàm sẽ bị ảnh hưởng hay tiêu biến.
-Khi tiến hành trồng răng Implant, bác sĩ sẽ cấy ghép trụ Titanium vào bên trong xương hàm rồi gắn khớp nối Abutment và thân răng sứ lên trên, giúp phục hình một chiếc răng giả có cấu tạo tương đương răng thật. Chân răng Implant sẽ thay thế chân răng thật đã mất, duy trì áp lực nhai lên xương hàm, ngăn chặn tình trạng tiêu xương, trồi răng, viêm nha chu và những hậu quả khác do mất răng gây ra.
-Nha khoa Tâm Việt mang đến cho bạn gói trồng răng Implant cho các khách hàng bị mất răng, tiêu xương hàm. Không phân biệt tuổi tác, giới tính hay thời gian mất răng, khách hàng chỉ có đủ sức khỏe là có thể thực hiện trồng răng Implant. Trong trường hợp mất răng lâu năm, vùng xương hàm đã có hiện tượng tiêu xương, tụt lợi, bác sĩ sẽ chỉ định trồng răng Implant sau khi ghép xương hàm để có hiệu quả điều trị tốt.
 
 
 

 
BÌNH LUẬN & CHIA SẺ
Đọc thêm
  •  

    Thời gian niềng răng hô

    Dịch vụ niềng răng hô thẩm mỹ tại nha khoa uy tín Tâm Việt  là phương pháp niềng răng giúp bạn cải thiện tình trạng hô lâu dài, mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ cho hàm răng của bạn
     
  •  

    ĐÍNH ĐÁ LÊN RĂNG THẨM MỸ VƯỢT TRỘI

    Đính đá lên răng có bền lâu không?? Loại đá đính răng nào tốt nhất hiện nay?? Quy trình đính đá lên răng ra sao?? Địa điểm đính đá lên răng an toàn, hiệu quả, chất lượng tại Nha Khoa Tâm Việt quận Gò Vấp Tp. HCM 
  •  

    NHỔ RĂNG KHÔN VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI NHỔ RĂNG KHÔN

    Răng khôn được gọi là "răng số 8". Tuy nhiên, chúng thường gây ra nhiều vấn đề sức khỏe và đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tìm hiểu về răng khôn, cách chúng mọc và vì sao chúng thường gây ra các bệnh và có nên nhổ răng khôn không?

  •  

    BẮT CẦU RĂNG SỨ VÀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG

    Biện pháp tăng tuổi thọ của cầu răng sứ là gì?? Cầu răng sứ sử dụng được bao lâu?? Địa điểm bắt cầu răng sứ an toàn, hiệu quả, chất lượng tại Nha Khoa Tâm Việt quận Gò Vấp Tp. HCM 
Chat với NhaKhoaTamViet