• Lịch làm việc
    Thứ 2 -> Thứ 7 từ 8:00 -> 20:00, Chủ Nhật từ 8:00 -> 17h
  • Hotline
    Giải đáp thắc mắc dịch vụ: (028) 6675 3538 - Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 600 2312
    nhakhoatamviet366@gmail.com
  • Địa chỉ
    366 Quang Trung, Phường 10
    Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh
TỤT NƯỚU CHÂN RĂNG NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
Thứ 5 | 20/12/2018 - Lượt xem: 8247

Bạn hiểu gì về bệnh tụt nướu chân răng?? Vì sao bị tụt lợi?? Tụt lợi có thể gây tiêu xương?? Địa điểm điều trị tụt nướu chân răng an toàn, uy tín tại Nha Khoa Tâm Việt quận Gò Vấp TP. HCM 

 
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TỤT NƯỚU CHÂN RĂNG


Tụt nướu răng là hiện tượng lộ chân răng do lợi bị teo lại, làm mất thẩm mỹ và ảnh hưởng trực tiếp đến răng. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục là gì??


Tụt nướu răng là một bệnh lý nha khoa phổ biến, gây nhiều ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai và thẩm mỹ. Nghiêm trọng hơn, tụt nướu chân răng có thể gây mất răng nếu không chữa trị kịp thời. Do đó, phát hiện sớm và khắc phục tình trạng này để có được một hàm răng chắc khẻo rất cần thiết. Vậy tụt nướu răng phải làm sao??


 
HIỆN TƯỢNG TỤT NƯỚU RĂNG LÀ GÌ??


Tụt nướu (hay còn gọi là tụt lợi, tụt chân răng) xảy ra ở mọi độ tuổi. Đây là hiện tượng lộ chân răng khi lợi bị teo lại do sự di chuyển của lợi về phía chóp răng. Hiện tượng này có thể xảy ra ở một, nhiều răng hoặc cả hàm, gây khó chịu cho người bệnh, cản trở hoạt động nhai, cắn và giao tiếp.

Tụt lợi còn gây ra tình trạng mất xi măng chân răng, mòn cổ răng, lộ ngà răng và tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn trú ngụ và phát triển ở khu vực xung quanh chân răng, gây ê buốt răng, và dẫn đến mất răng vĩnh viễn.

Tụt lợi còn gây ra tình trạng mất xi măng chân răng, mòn cổ răng, lộ ngà răng và tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn trú ngụ và phát triển ở khu vực xung quanh chân răng, gây ê buốt răng, và dẫn đến mất răng vĩnh viễn.

Tụt lợi không chỉ là vấn đề gây khó chịu cho nhiều người lớn tuổi mà còn làm đau đầu nhiều bạn trẻ ngày nay. Đó là hiện tượng lộ bề mặt chân răng do lợi di chuyển về phía cuống răng.

- Tụt lợi không chỉ là vấn đề gây khó chịu cho nhiều người lớn tuổi mà còn làm đau đầu nhiều bạn trẻ ngày nay. Đó là hiện tượng lộ bề mặt chân răng do lợi di chuyển về phía cuống răng. Tụt lợi là dấu hiệu báo trước cho sự mất xi - măng chân răng, mòn cổ răng, lộ ngà răng gây ê buốt răng và ảnh hưởng đến thẩm mỹ.



 


 
VÌ SAO BỊ TỤT NƯỚU CHÂN RĂNG?


Tụt nướu chân răng là do viêm và không do viêm. Viêm lợi, viêm quanh răng không được điều trị lâu ngày sẽ gây tụt lợi. Bệnh nhân bị tụt lợi do viêm quanh răng thường có kèm theo chảy máu lợi, sưng lợi và có thể bị tụt lợi ở toàn bộ hai hàm nếu không được điều trị kịp thời.

Tụt lợi không do quá trình viêm: Do lớp xương phủ bền mặt ngoài của chân răng quá mỏng, dễ bị sang chấn. Sang chấn khớp cắn cũng là yếu tố làm trầm trọng thêm tình trạng tụt lợi do kích thích tăng sinh biểu mô và viêm tại chỗ. Những răng bị lệch ra ngoài cung hàm cũng dễ bị tụt lợi. Đặc biệt sự co kéo quá mức của các phanh môi, má thường gây tụt lợi của răng bên dưới. Tụt lợi còn là hậu quả của một số biện pháp điều trị vùng quanh răng hoặc điều trị nắn chỉnh răng.

Một nguyên nhân gây tụt lợi và mòn cổ răng rất phổ biến ở người lớn tuổi là chải răng bằng bàn chải quá cứng và không đúng cách. Tình trạng tụt lợi do các nguyên nhân không do viêm thường chỉ liên quan đến một răng hoặc một vài răng và thường gặp ở vùng răng nanh, răng cửa, ít khi gặp ở răng hàm.

Tụt lợi do các nguyên nhân này thường không liên quan đến quá trình viêm của tổ chức quanh răng. Tuy nhiên, nếu lợi bị tụt quá đường ranh giới lợi - Niêm thì có thể có kèm theo viêm lợi thứ phát.






 
VÀ HẬU QUẢ


Hậu quả của tụt lợi là làm mất xi măng chân răng, lộ ngà răng, làm răng nhạy cảm răng, hở kẽ răng, dễ dắt thức ăn và làm giảm thẩm mỹ.

Tình trạng mất xi - măng chân răng và lộ ngà răng có thể xảy ra đột ngột ngay sau khi tụt lợi gây ê buốt răng khi chải răng, khi ăn nóng, lạnh nhưng cũng có thể xảy ra từ từ và người bệnh thường không bị ê buốt do phản ứng làm dày lớp ngà sát tủy răng của cơ thể.

Đặc biệt, ở những răng có phần lợi bám dính ít và mỏng, nếu kèm theo tụt lợi sẽ không còn lợi che phủ cổ răng và chân răng. Những vùng này sẽ dễ bị mòn do cọ sát từ thức ăn hoặc bàn chải khi chải răng.

Một vấn đề người bệnh thường phàn nàn khi bị tụt lợi là vấn đề thẩm mỹ: Răng dài ra, hở kẽ răng và dễ dắt thức ăn, đặc biệt ở vùng răng cửa.

Tuy nhiên, tụt lợi không bao giờ gây lung lay răng hay mất răng nếu không kèm theo quá trình viêm của vùng quanh răng.


 
ỨNG PHÓ VỚI TỤT LỢI??


Đối với những trường hợp tụt lợi mới và nhẹ, không gây ê buốt răng, người bệnh chỉ cẩn thay đổi cách chải răng đúng với bàn chải lông mềm.

Nếu ê buốt răng xảy răng thường thì người bệnh nên chải răng bằng các loại kem chải răng có chất chống ê buốt hoặc ngậm gel fluor dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Các cổ răng bị mòn có thể được hàn bằng vật liệu hàn răng thẩm mỹ.

Tuy nhiên, khi tụt lợi nặng ảnh hưởng đến thẩm mỹ, có hoặc không kèm theo thuốc ê buốt răng thì biện pháp triệt để nhất để giải quyết tình trạng tụt lợi là phẫu thuật ghép để phục hồi lại phần lợi che phủ chân răng.

Việc lựa chọn phương pháp ghép và vật liệu ghép tùy thuộc vào mức độ tụt lợi (nặng hay nhẹ), số răng bị tụt lợi (một hay nhiều răng liên tiếp), vùng răng bị tụt lợi (răng cửa hay răng hàm) và cấu trúc giải phẫu của vùng kế cận (tổ chức bám dính dày hay mỏng). Phẫu thuật che phủ chân răng nên được thực hiện ở các nha khoa uy tín bởi các bác sĩ giàu kinh nghiệm.


 
PHÒNG NGỪA


Để phòng ngừa tụt lợi chúng ta nên lựa chọn bàn chải có lông mềm để chải răng và phải chải răng đúng cách (chải dọc và xoay tròn theo phương pháp Stillman cải tiến). Có thể sử dụng thêm nước súc miệng kháng khuẩn, có bổ sung flour để làm tăng tác dụng làm sạch và củng cố men răng.

Nên đi khám răng miệng định kỳ 6 tháng / lần để lấy sạch cao răng và kịp thời phát triển các bệnh viêm lợi, viêm quanh răng. Đặc biệt những người có yếu tố nguy cơ tụt lợi như cấu trúc lợi mỏng, răng mọc lệch hay phanh môi, má bám thấp... Nên được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn phòng ngừa.



 


 
NGUYÊN NHÂN KHIẾN BẠN BỊ TỤT LỢI??
 
TỤT LỢI DO VIÊM RĂNG MIỆNG


Viêm lợi, viêm quanh răng không được điều trị lâu ngày sẽ gây tụt lợi mà nguyên nhân chính gây ra viêm lợi chính là vôi răng. Bệnh nhân bị tụt lợi do viêm quanh răng thường có kèm theo chảy máu lợi, sưng lợi và có thể bị tụt lợi ở toàn bộ hai hàm nếu không được điều trị kịp thời.

 
TỤT LỢI CẤU TRÚC RĂNG:


Do lớp xương phủ bề mặt ngoài của chân răng quá mỏng, dễ bị sang chấn. Sang chấn khớp cắn cũng là yếu tố làm trầm trọng thêm tình trạng tụt lợi do kích thích tăng sinh biểu mô và viêm tại chỗ.

Những răng bị lệch ra ngoài cung hàm cũng sẽ bị tụt lợi. Đặc biệt sự co kéo quá mức của các phanh môi, má thường gây tụt lợi của răng bên dưới. Tụt lợi còn là hậu quả của một số biện pháp điều trị vùng quanh răng hoặc điều trị nắn chỉnh răng.  


 
TỤT LỢI DO TÁC ĐỘNG CƠ HỌC.


Một nguyên nhân gây tụt lợi và mòn cổ răng rất phổ biến ở người lớn tuổi là chải răng bằng bàn chải quá cứng không đúng cách và thói quen sỉa răng sau khi ăn.

Tình trạng tụt lợi do cơ học chỉ liên quan đến một răng hoặc một vài răng và thường gặp ở vùng răng nanh, răng cửa, ít khi gặp ở răng hàm. Nguyên nhân này thường không liên quan đến quá trình viêm của tổ chức quanh răng. Tuy nhiên, nếu lợi bị tụt quá đường ranh giới lợi
- Niêm thì có thể có kèm theo viêm lợi thứ phát.



 


 
VÀ HẬU QUẢ TỤT LỢI GÂY RA


Hâu quả của tụt lợi làm mất xi - măng chân răng, lộ ngà răng, làm tăng nhạy cảm răng, hỡ kẽ răng, dễ dắt thức ăn và làm giảm thẩm mỹ.

- Một vấn đề người bệnh thường phàn nàn khi bị tụt lợi là vấn đề thẩm mỹ: Răng dài ra, hở kẽ răng và dễ dắt thức ăn, đặc biệt vùng răng cửa.

- Tình trạng mất xi - măng chân răng và lộ ngà răng có thể xảy ra đột ngột ngay sau khi tụt lợi gây ê buốt răng khi chải răng, khi ăn nóng, lạnh nhưng cũng có thể xảy ra từ từ và người bệnh thường không bị ê buốt do phản ứng làm dày lớp ngà sát tủy răng cửa cơ thể.

- Đặc biệt ở những răng có phần lợi bám dính ít và mỏng, nếu kèm theo tụt lợi sẽ không còn lợi che phủ cổ răng và chân răng. Những vùng này sẽ dễ bị mòn do cọ sát từ thức ăn hoặc bàn chải khi chải răng.

- Tuy nhiên, tụt lợi không bao giời gây lung lay răng hay mất răng nếu không kèm theo quá trình viêm của vùng quanh răng.


 
CHỮA TRỊ TỤT LỢI NHƯ THẾ NÀO??
 
TỤT LỢI TÌNH TRẠNG NHẸ


- Đối với những trường hợp tụt lợi mới và nhẹ, không gây ê buốt răng, người bệnh chỉ cần thay đổi cách chải răng đúng với bàn chải lông mềm. Nên đi cạo vôi răng khi thấy răng có nhiều vôi bám vào chân răng.

- Nếu ê buốt răng xảy ra thường xuyên thì người bệnh nên chải răng bằng các loại kem chải răng có chất chống ê buốt hoặc ngậm gel flour dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Các tổ chức răng bị mòn có thể được hàn bằng vật liệu hàn răng thẩm mỹ.



 


 

TỤT LỢI TÌNH TRẠNG NẶNG



- Tuy nhiên khi tụt lợi năng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, có hoặc không kèm theo ê buốt răng thì biện pháp triệu để nhất để giải quyết tình trạng tụt lợi là phẫu thuật ghép mô nướu để phục hồi lại phần lợi che phủ chân răng.

- Nguyên tắc của các phẫu thuật này là sử dụng các vạt niêm mạc ở vùng răng kế cận, có hoặc không kem theo vật liệu ghép, để che phủ vùng chân răng bị tụt lợi. Các phương pháp thường được sử dụng để che phủ chân răng bao gồm: Ghép lợi tự do tự thân, ghép mô sinh học từ động vật hoặc lấy mô từ người khác ghép.

- Thời gian lành thương sau phẫu thuật là 6 tuần và khoảng 1 năm để mô nướu tái cấu trúc giống như ban đầu.

- Việc lựa chọn phương pháp ghép và vật liệu ghép tùy thuộc vào mức độ tụt lợi (nặng hay nhẹ), số răng bị tụt lợi (một răng hay nhiều răng liên tiếp), vùng răng bị tụt lợi (răng cửa hay răng hàm) và cấu trúc giải phẫu của vùng kế cận (tổ chức bám dính dày hay mỏng). Phẫu thuật che phủ chân răng nên được thực hiện tại Nha Khoa Tâm Việt bởi các bác sĩ giàu kinh nghiệm.



 


 
TỤT NƯỚU CÓ THỂ GÂY TIÊU XƯƠNG


Nếu bạn phát hiện ra chân răng của một hoặc vài chiếc răng có vẻ dài ra, mất cân bằng với mặt phẳng chung của các răng trên bề mặt hàm và bạn có thể quan sát bằng mắt thường thì có nghĩa là bạn đang bị vướng và tình trạng tụt nướu. Bệnh tụt nướu mang đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, một trong những hậu quả nghiêm trọng là tụt nướu có thể gây tiêu xương.

Khi nướu bị tụt do quá trình mất cement chân răng và men răng thì men răng bị mất sẽ không còn khả năng bao bọc hay bảo vệ chân răng nữa, hoặc chân răng bị mòn cũng chỉ có thể bảo vệ chân răng một cách yếu ớt. Nó không thể chống chọi được với sự tấn công mạnh mẽ của hàng nghìn vi khuẩn nằm trong các mảng bám vôi răng trên khoang miệng. Vi khuẩn tấn công vào chân răng và phần nướu bị hỏng, gây nên các viêm nhiễm, những cơn đau ê buốt do ngà răng không còn được bảo vệ phải trực tiếp tiếp xúc với môi trường. Những cơn ê buốt đó làm cho bệnh nhân cảm thấy khó chịu không thể ăn ngon ngủ yên được.

Khi nướu và bị viêm nhiễm mà bệnh nhân vẫn không phát hiện ra hoặc chủ quan không điều trị nó sẽ tiếp tục lây lan sang các khu vực quanh răng khác. Chúng tấn công vào chân răng, làm mòn chân răng và gây ra hiện tượng tiêu xương ổ răng. Khi xương ổ răng bị tiêu nó sẽ dẫn tới căn bệnh nguy hiểm, tụt nướu có thể gây tiêu xương thậm chí làm mất răng nếu không được điều trị tốt. 

Để phòng ngừa cũng như hạn chế tình trạng tụt nướu xảy ra, mỗi người chúng ta cần phải tuân thủ vệ sinh răng miệng đúng cách, đúng theo những kỹ thuật mà bác sĩ nha khoa hướng dẫn. Đặc biệt nên thường xuyên đi khám sức khỏe răng miệng định kỳ để được bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe răng miệng.



 


 
BỊ TỤT NƯỚU RĂNG PHẢI LÀM SAO?


Tùy theo thể trạng cơ thể và mức độ tụt nướu mà bác sĩ có các chỉ định điều trị khác nhau như:

- Ngậm máng Plastic có bôi gel Flourid

- Dùng laser kết hợp với Flourid

- Phủ mặt răng bằng Composite 

- Phẫu thuật: Vạt phần mềm lấy từ vòm miệng, ghép với vùng co lợi để che chân răng bị hở.

- Đối với tình trạng tụt nướu do xương hàm đã bị tiêu, bác sĩ sẽ tiến hành ghép xương hàm để có thể trồng răng giả mới
.


 
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA


Chải răng đúng cách, chải nhẹ nhàng xoay tròn theo chiều dọc răng thay vì chải ngang, hạn chế tác động đến lợi

 
CÁC BƯỚC CHẢI RĂNG ĐÚNG CÁCH


- Chải răng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ

- Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa thay tăm xỉa răng.

- Hạn chế dùng các thức ăn ngọt, dẻo, uống cà phê, rượu, bia.

- Không hút thuốc lá

- Lấy cao răng và khám răng định kỳ 6 tháng/ lần 

- Trồng răng giả ngay sau khi mất răng để ngăn ngừa tình trạng tụt nướu răng do tiêu xương hàm. Nên sử dụng phương pháp trồng răng implant thay cho hàm giả tháo lắp hoặc cầu răng sứ.



 


 

BẢNG GIÁ DỊCH VỤ NHA KHOA UY TÍN GÒ VẤP :http://www.nhakhoatamviet.com

Đăng ký khám tại Phòng khám nha khoa Tâm Việt tại http://www.nhakhoatamviet.com

Địa chỉ: 366 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh

Email: nhakhoatamviet366@gmail.com

Điện thoại: 028.66 753 538 – 0941 818 149

Facebook.com/nhakhoatamviet.366

BÌNH LUẬN & CHIA SẺ
Đọc thêm
Chat với NhaKhoaTamViet