• Lịch làm việc
    Thứ 2 -> Thứ 7 từ 8:00 -> 20:00, Chủ Nhật từ 8:00 -> 17h
  • Hotline
    Giải đáp thắc mắc dịch vụ: (028) 6675 3538 - Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 600 2312
    nhakhoatamviet366@gmail.com
  • Địa chỉ
    366 Quang Trung, Phường 10
    Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh
VÌ SAO BÉ BỊ VIÊM TỦY RĂNG
Thứ 7 | 14/12/2019 - Lượt xem: 1888

Viêm tủy răng ở trẻ em có nguy hiểm không?? Lấy tủy răng sữa có ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sau này không?? Địa điểm điều trị tủy răng an toàn, hiệu quả, uy tín tại Nha Khoa Tâm Việt quận Gò Vấp Tp. HCM 


ĐIỀU TRỊ VIÊM TỦY Ở TRẺ EM


Khi bị viêm tủy răng, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức và có thể mất răng nguy hiểm hơn nữa nếu trẻ em bị mắc bệnh viêm tủy răng. Vậy cần điều trị bệnh viêm tủy răng ở trẻ em như thế nào??

Tủy răng là một bộ phần nằm trong cùng của răng, bao gồm tủy buồng và hệ thống ống tủy, có chức năng dẫn truyền thần kinh và nuôi dưỡng răng.


 
VIÊM TỦY RĂNG Ở TRẺ EM LÀ GÌ???


Bệnh viêm tủy răng hiện nay thường xảy ra rất phổ biến ở lứa tuổi trẻ em do những viêm nhiễm quanh răng gây ra. Bệnh viêm tủy răng diễn biến qua 3 giai đoạn: Viêm tủy có hồi phục, viêm tủy không hồi phục và hoại tử tủy.

Hiểu rõ về bệnh viêm tủy răng ở trẻ em sẽ giúp các bậc cha mẹ có thể phát hiện và điều trị bệnh kịp thời cho trẻ, tránh những biến chứng xấu xảy ra.


 
TẠI SAO BÉ BỊ VIÊM TỦY RĂNG


Trẻ bị viêm tủy răng thông thường là do nguyên nhân sâu răng, không được điều trị sớm, tình trạng sâu răng trầm trọng hơn. Lúc đó sẽ biến chứng sang viêm tủy răng, vi khuẩn sâu răng sẽ tấn công vào tủy đi qua ống ngà được gọi là sâu ngà hoặc đi qua lỗ chân răng được gọi là bệnh nha chu.

Nguyên nhân thứ 2 dẫ đến bệnh viêm tủy răng ở trẻ em là do chấn thương: Nghĩa là trẻ bị thương gây tổn hại đến răng như gãy răng, vỡ răng hoặc chảy máu chân răng.



 


 
LẤY TỦY RĂNG SỮA CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RĂNG VĨNH VIỄN SAU NÀY KHÔNG??
 
LẤY TỦY RĂNG SỮA CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RĂNG VĨNH VIỄN SAU NÀY KHÔNG?? CHÚNG TA CÙNG TA TÌM HIỂU QUA BÀI VIẾT SAU ĐÂY NHÉ!!!


Do còn nhỏ nên trẻ chưa có ý thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng nên cần người lớn hướng dẫn và theo dõi. Từ lúc bắt đầu mọc răng sữa đến lúc thay răng là một giai đoạn quan trọng đối với sức khỏe răng miệng của bé. Mẹ nên hạn chế việc ăn bánh kẹo đồ ngọt để trẻ không bị sâu răng và hàm răng vĩnh viễn được mọc lên khỏe mạnh. Vậy tủy răng sữa có ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sau này không?? Chúng ta cùng tìm hiểu.

 
NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN VIÊM TỦY RĂNG SỮA


Trẻ bị viêm tủy răng thông thường là do nguyên nhân sâu răng không được điều trị sớm, tình trạng sâu răng trầm trọng hơn. Lúc đó sẽ biến chứng sang viêm tủy răng, vi khuẩn sâu răng sẽ tấn công vào tủy đi qua ống ngà được gọi là sâu ngà hoặc đi qua lỗ chân răng được gọi là bệnh nha chu.

Nguyên nhân thứ 2 dẫn đến bệnh viêm tủy răng ở trẻ em là do chấn thương: nghĩa là trẻ bị thương gây tổn hại đến răng như gãy răng, vỡ răng hoặc chảy máu chân răng.



 


 
LẤY TỦY RĂNG SỮA CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RĂNG VĨNH VIỄN SAU NÀY KHÔNG??


- Trường hợp những răng sữa đã được điều trị tủy thành công, và sau này bị rụng thì răng vĩnh viễn vẫn có thể mọc bình thường.

- Trường hợp răng bị vỡ lớn, có mủ hoặc nhiễm trùng trong xương thì phải nhổ răng. Tuy nhiên, bạn cần biết răng lấy tủy bảo tồn răng sữa vẫn tốt hơn. Vì nếu nhỏ răng thì những răng bên cạnh sẽ có xu hướng bị mọc lệch sang vị trí mất răng, khiến cung xương hàm kém phát triển, các răng vĩnh viễn sau này mọc lên không đủ chỗ.

Lời khuyên đối với Ba Mẹ là nên định kỳ kiểm tra tình trạng răng miệng cho trẻ, không để dẫn đến viêm tủy răng nghiêm trọng buộc phải nhổ đi răng sữa.

Viêm tủy răng ở răng sữa cần được thực hiện kịp thời để giữ răng cho bé. Tùy theo cấp độ viêm tủy lấy tủy răng sữa có các loại sau:

+ Che tủy gián tiếp và trám răng: Chỉ định ở các trường hợp lỗ sâu sát tủy. Calcium Hydroxie được đặt lên phần ngà mềm, sau đó đặt Eugenate trong vòng ít nhất 6 tuần. Cuối cùng răng sữa được trám lại bằng GIC.

+ Lấy tủy buồng và trám răng: Chỉ định ở các trường hợp tủy buồng bị viêm còn tủy ở phần chân răng vẫn khỏe, lấy đi phần tủy bị nhiễm trùng cho đến đầu ống tủy chân răng, để bảo tồn tủy chân răng chưa nhiễm trùng dùng Formocresol đặt ở đầu ống tủy, trám lại bằng Eugenate. Cuối cùng là trám lại bằng GIC.

+ Lấy tủy toàn phần: Chỉ định cho trường hợp răng có triệu chứng viêm tủy mãn tính hoặc hoại tử tủy (đau tự phát, đau về đêm, sưng, lung lay, thoát mủ ở khe nướu...) lấy đi toàn bộ tủy, trám bít các ống tủy chân răng bằng Reinfored zinc oxide và eugenol. Cuối cùng trám lại bằng GIC.

Cách điều trị với từng trường hợp viêm tủy cấp, viêm tủy mãn, viêm tủy hoại tử. Ngoài ra, còn tùy vào tình trạng của trẻ mà có phương án thực hiện thích hợp. Do vậy, cách tốt nhất trong trường hợp trẻ bị viêm tủy là đưa trẻ đến trung tâm chuyên khoa răng hàm mặt có phòng khám răng trẻ em để bác sĩ có thể tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Bạn có thể lựa chọn Nha Khoa Tâm Việt để đặt lịch khám định kỳ cho trẻ, giúp thuận tiện trong việc theo dõi tình hình mọc răng tự nhiên thuận lợi.

Viêm tủy răng ở trẻ em là một trong những bệnh lý nguy hiểm nhất cũng như gây nhiều khó chịu nhất cho trẻ nhỏ. Bài viết sau đây chuyên gia Nha Khoa Tâm Việt sẽ chia sẽ cho bạn hiểu rõ mức độ nguy hiểm cũng như cách khắc phục dứt điểm tình trạng viêm tủy răng ở trẻ em.



 


 
VIÊM TỦY RĂNG Ở TRẺ EM NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU??


Viêm tủy răng là bệnh lý phổ biến ở lứa tuổi nhỏ do những viêm nhiễm quanh răng gây nên. Việc hiểu rõ về bệnh viêm tủy răng ở trẻ em sẽ giúp bố mẹ phát hiện sớm và có giải pháp điều trị kịp thời tránh những biến chứng xấu xảy ra.

Trẻ bị viêm tủy răng thông thường là do nguyên nhân sâu răng, không được điều trị sớm. Khi tình trạng sâu răng trầm trọng sẽ biến chứng sang viêm tủy răng, vi khuẩn sâu răng sẽ tấn công vào tủy đi qua ống ngà và kết quả rất có thể bạn sẽ phải đưa bé đi lấy tủy răng nếu tình trạng nặng thêm.

Ngoài ra, nguyên nhân thứ 2 dẫn đến bệnh viêm tủy răng ở trẻ em.


 
VIÊM TỦY RĂNG Ở TRẺ EM CÓ NGUY HIỂM KHÔNG??


Viêm tủy răng ở trẻ em là bệnh lý nguy hiểm với trẻ nhỏ nếu phải trải qua bệnh lý này, mức độ khó chịu mà bé phải trải qua hoàn toàn không dễ dàng như ở người trưởng thành.

- Khó khăn trong việc ăn uống, cản trở sức nhai

- Gây nên các cơn đau nhức, ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng.

- Viêm tủy răng ở trẻ em sẽ khiến men răng và ngà răng bị phá hủy nặng


Bên cạnh bệnh viêm tủy răng ở trẻ em nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ gây ra các biến chứng rất nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng như viêm tủy răng cấp. Sau đó, sẽ hoại tử dần tủy răng dẫn đến viêm mãn tủy, làm chết tủy và thối tủy. Mặt khác những hoạt tử của tủy răng nếu không được thải ra ngoài dễ gây nên các bệnh lý khác như viêm tổ chức liên kết, viêm xương hàm hoặc tụ lại ở chân răng gây ra u hạt, nang chân răng... Có thể phải nhổ bỏ răng khi viêm tủy răng ở mức độ nặng, hoại tủy.



 


 
VIÊM TỦY RĂNG Ở TRẺ EM


Viêm tủy răng sữa là bệnh lý xảy ra khi có phản ứng viêm của mô tủy răng sữa, làm tăng tưới máu dẫn đến tăng áp lực nội tủy chèn ép thần kinh và gây đau.

Những nguyên nhân gây viêm tủy răng sữa thường gặp như sâu răng, chấn thương răng.
Sự tiến triển của sâu răng ở răng sữa tương tự như ở răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, tốc độ nhanh hơn. Khởi đầu tổn thương sâu răng là vết trắng ở bề mặt men. Nếu không xử lý, tổn thương sâu răng sẽ tiếp tục phá hủy lớp men (sâu men). Sau đó đến lớp ngà răng, giai đoạn này phát triển nhanh hơn so với sâu men và sâu răng sẽ lan rộng.

SÂU ĐỘ 1: Men răng bị acid tấn công và bị phá hủy, bề mặt men răng có đốm trắng sau biến thành đen. Sâu ở men không có cảm giác và không đau.

SÂU ĐỘ 2: Ngà răng bị phá hủy, trẻ sẽ có cảm giác ê buốt khi ăn lạnh và thức ăn chua.

SÂU ĐỘ 3: Nếu răng có một lỗ sâu mà không trám ngay, sâu răng tiến dần đến tủy, cảm giác đau càng nhạy cảm hơn. Ở giai đoạn này, răng trẻ đau nhức dữ dội, đó là viêm tủy cấp tính.

SÂU ĐỘ 4: Viêm tủy nếu không được chữa trị (lấy tủy răng), lâu ngày răng sẽ chết tủy, tủy răng thối và nhiễm trùng đi vào xương và có thể tạo mủ gây áp xe ở chân răng, viêm mô tế bào và có thể gây viêm xương hàm.


 
CHẤN ĐOÁN VIÊM TỦY RĂNG SỮA
 
VIÊM TỦY RĂNG SỮA CÓ HỒI PHỤC


- Đau nhẹ, thoáng qua, đau khi có kích thích, hết đau sau khi hết kích thích

- Có tổn thương mô cứng của răng

- Răng không đổi màu

- Gõ dọc không đau.


 
VIÊM TỦY RĂNG SỮA KHÔNG HỒI PHỤC


+ Đau từng cơn, đau nhiều về đem, đau khi có kích thích, không hết đau sau khi hết kích thích.

+ Có tổn thương mô cứng của răng

+ Răng không đổi màu

+ Gõ dọc đau


 
ĐIỀU TRỊ VIÊM TỦY RĂNG SỮA Ở TRẺ EM
 
VIÊM TỦY RĂNG SỮA CÓ HỒI PHỤC


- Làm sạch lỗ sâu, không lấy hết phần ngà phản ứng

- Trám lót bằng một trong các lựa chọn sau: Canxi Hydroxit, MTA, chất dán ngà (dentin bonding)

- Trám phục hồi bằng GIC: ngay sau trám lót


 
VIÊM TỦY RĂNG SỮA KHÔNG HỒI PHỤC


+ Gây tê

+ Mở tủy

+ Bơm rửa, sửa soạn ống tủy

+ Lau khô ống tủy

+ Trám bít ống tủy bằng Eugenate

+ Trám kết thúc bằng GIC


 


 
PHÒNG NGỪA VIÊM TỦY RĂNG SỮA Ở TRẺ EM


- Phải giữ vệ sinh răng miệng tốt cho trẻ sau các bữa ăn và chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách.

- Hạn chế cho trẻ ăn thức ăn có nhiều đường như: Bánh kẹo, nước ngọt và tránh xa các loại thức ăn mềm có tính dính cao như: Kẹo dẻo, nho khô, trái cây sấy...Những loại thức ăn này làm cho vi khuẩn hoạt động mạnh tiết ra nhiều acid có hại cho răng.

- Tạo cho trẻ thói quen dùng chỉ tơ nha khoa. Dùng chỉ nha khoa giúp bạn loại bỏ các vi khuẩn phát triển giữa các răng. Đánh răng không chưa đủ hiệu quả, nên dùng chỉ nha khoa hai lần một ngày.

- Cho trẻ súc miệng bằng nước diệt khuẩn sau khi đánh răng một hoặc hai lần mỗi ngày để loại trừ các mảng bám trên bề mặt răng.

- Các bậc cha mẹ cần phát hiện sớm và điều trị sớm các răng bị sâu của trẻ, như vậy sẽ làm giảm bớt nguy cơ viêm tủy răng.

- Nên đưa trẻ đi khám răng định kỳ mỗi 6 tháng một lần để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường ở giai đoạn sớm. Không nên chờ đến khi răng bị viêm tủy hay đay răng mới đến nha khoa.


 
CẦN CHÚ Ý GÌ SAU KHI LẤY TỦY RĂNG CHO BÉ??


+ Nhắc nhở bé không nên cắn hay nhai bằng cái răng được điều trị tủy cho đến khi nó được bọc lại bằng chụp răng. Răng đã được chữa tủy sẽ dễ gãy hơn. Do đó, cần phải được làm chụp bọc sớm nhất có thể cho trẻ.

- Giúp bé thực hiện việc vệ sinh răng miệng thường xuyên. Vì sau khi lấy tủy bé sẽ cảm thấy ê buốt và lười đánh răng.

- Nên chú ý chế độ ăn cho trẻ, tránh các đồ ăn quá nóng và quá lạnh, tránh đồ ăn cứng, quá chua hoặc quá cay, mặn, ngọt...

Lấy tủy răng sữa có ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sau này không còn tủy thuộc vào phương pháp lấy tủy và chế độ ăn uống vệ sinh sau này của trẻ. Để giúp trẻ có một hàm răng chắc khỏe và thẩm mỹ thì việc theo dõi của người lớn là rất quan trọng. Hãy liên hệ ngay với Nha Khoa Tâm Việt nếu răng trẻ có vấn đề bất thường nhé!!!



 


 

BẢNG GIÁ DỊCH VỤ NHA KHOA UY TÍN GÒ VẤP :http://www.nhakhoatamviet.com

Đăng ký khám tại Phòng khám nha khoa Tâm Việt tại http://www.nhakhoatamviet.com

Địa chỉ: 366 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh

Email: nhakhoatamviet366@gmail.com

Điện thoại: 028.66 753 538 – 0941 818 149

Facebook.com/nhakhoatamviet.366

BÌNH LUẬN & CHIA SẺ
Đọc thêm
Chat với NhaKhoaTamViet